Tranh giành, chiến tranh và hòa bình Kính thưa quí vị! Không biết khái niệm “hòa bình” đã xuất hiện từ bao giờ và khái niệm này đã chuyển biến như thế nào theo thời gian? Tuy nhiên, người ta hay nói khái niệm trái ngược nhiều nhất với hòa bình đó là “chiến tranh” và hai khái niệm này thường xuất hiện song song với nhau, mà theo lịch sử thì chiến tranh đã xuất hiện từ lâu lắm rồi (từ thời kỳ cổ đại, hàng nghìn năm trước công nguyên), cho nên ý niệm về “hòa bình” có thể cũng đã xuất hiện từ thời kỳ đó. Cho đến ngày nay, khái niệm phổ biến về hòa bình người ta hay nói, đó là: Hòa bình là sự bình an vui vẻ, không có sự thù địch và bạo lực và rằng trong xã hội thì hòa bình thường được sử dụng với nghĩa là không có chiến tranh và không có sự sợ hãi bạo lực giữa các cá nhân hoặc nhóm người. Vâng, hòa bình là không có sự sợ hãi bạo lực, không có chiến tranh; là sự bình an, vui vẻ của loài người. Nhưng, trên thực tế, từ xa xưa cho đến giờ, lịch sử chỉ ra rằng: Không ở khu vực này thì ở khu vực nọ, không ở những quốc gia này thì ở những quốc gia nọ, không ở những bộ phận này thì ở những bộ phận kia, không ở những dân tộc này thì những dân tộc kia, ... trên trái đất này vẫn thường xuyên có những cuộc chiến xung đột diễn ra và có những thời điểm sảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc (chiến tranh cổ đại, chiến tranh vương triều Goguryeo, Napoleon chinh phạt Châu Âu, chiến tranh Trung Âu, những cuộc chinh phạt của Tamerlan, Loạn An Sử, chiến tranh Ngụy-Thục-Ngô, chiến tranh xâm lược của đế chế Mông Cổ, chiến tranh thế giới thứ 1, chiến tranh Trung-Nhật, chiến tranh thế giới 2,..). Hiện hữu ngày nay, trước những sự tăng cường về vũ khí và quân sự của nhiều nước trên thế giới, chúng ta cảm thấy nguy cơ sảy ra chiến tranh khủng khiếp rất cao. Những điều này khiến cho thế giới loài người không bình an, vui vẻ; nỗi sợ hãi về các cuộc chiến xung đột, chiến tranh vẫn luôn thường trực trong xã hội. Chính vì vậy, có thể hình dung từ cổ đại đến giờ, hòa bình là điều rất mong manh, cho nên người ta bảo rằng “hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại” là như thế. Ôi, “hòa bình cho toàn nhân loại” nó thực sự khó khăn đến thế hay sao? Dưới một góc nhìn nhỏ nhoi, khởi phát từ tâm can mong mỏi những điều thiện lành, tình yêu thương và hòa bình đến với mọi người thay vì cứ phải xung đột bạo lực chiến đấu với nhau thật đau xót, tôi xin được chia sẻ cùng quí vị một chút suy nghĩ ngây ngô của mình về cách hóa giải xung đột bạo lực/chiến tranh và đem đến một tương lai tương đối hòa bình cho nhân loại (thông qua việc suy ngẫm về sự tranh giành trong động vật tự nhiên; về sự tranh giành của trẻ em, của người lớn; về cuộc chiến Nga-Ukraine; về chiến tranh; loài người nên làm gì để có được thế giới hòa bình lâu dài trong tương lai). Tranh giành trong thế giới động vật Vâng, xin được bắt đầu bằng chút suy nghĩ ngây ngô của mình về sự tranh giành trong thế giới động vật. Trong thế giới động vật, chúng ta có thể quan sát thấy rằng: Ở một số loài động vật, kể cả cùng là một loài nhưng giữa chúng nhiều khi có sảy ra những cuộc chiến đấu tranh giành lẫn nhau, thậm chí có loài ăn thịt luôn đồng loại của mình. Chẳng hạn như: Gà ăn trứng sau khi đẻ, cá bố mẹ ăn luôn cá con, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở; hươu đực đánh nhau để giành hươu cái; hổ này đánh hổ khác, thậm chí hổ mẹ đánh nhau với hổ con, khỉ này đánh những khỉ kia, linh cẩu kết hợp nhau đánh lại linh cẩu đầu đàn... - Nguyên nhân của những sự chiến đấu tranh giành này là vì chúng muốn chiếm giữ nơi sống, thức ăn, nước uống, bạn tình, duy trì nòi giống, sự phân chia đẳng cấp, bá chủ bầy đàn, bá chủ vùng lãnh thổ... - Kết cục của sự tranh giành này là có những cá thế bị tiêu diệt, bị ăn thịt hoặc phải chịu sự qui phục/lép vế hoặc phải tách rời đi nơi khác. - Điều gì là chân chính, là tà ác, là tai họa; là thắng, là bại, là hòa bình trong những cuộc chiến tranh giành của động vật tư nhiên này: Thật khó nói về những điều này trong động vật tư nhiên, tuy nhiên theo cách nhìn của loài người thì có thể tạm thấy: Động vật đi chiến đấu tranh giành (bên khởi chiến) để chiếm nơi sống, thức ăn, nước uống, bạn tình, duy trì nòi giống, để phân chia đẳng cấp, bá chủ bầy đàn thì có thể trong bản năng/tiềm thức của chúng điều hiển nhiên với chúng đó là sức mạnh (sức mạnh là chân chính). Động vật bị đánh chiếm (bên phản kháng) thì có thể coi việc đánh chiếm lại tại thời điểm đó là chân chính và những động vật đi đánh chiếm là tà ác. Tai họa chính là kết cục để lại sau cuộc chiến. -1- Bên thắng là bên chiếm/giữ được nơi sống, thức ăn, nước uống, bạn tình, duy trì nòi giống, giành được đẳng cấp, bá chủ bầy đàn. Bên thua là bên phải tử trận, chịu khuất phục hoặc phải tách rời đi nơi khác. Cũng có khi cả hai bên đều tử trận, cũng có khi cả hai bên dừng chiến và kết thúc trong hòa bình. Tranh giành trong trẻ em Nói đến trẻ em, thông thường chúng ta hay nói đến sự đáng yêu, hiền lành, ngây thơ, trong sáng, hòa đồng của chúng. Vâng, đúng là vậy! Bình thường, những đứa trẻ đáng yêu sẽ là như thế, chúng chơi vui vẻ hòa thuận, hòa ái với nhau, yên bình; nhưng đôi khi giữa chúng cũng sảy ra những sự cãi cọ và tiến tới tranh giành thể hiện bằng sức mạnh lời nói (quát tháo, gào thét)/cơ bắp/vũ lực thậm chí là có cả thủ đoạn, mưu mô, mánh khóe để chiếm lấy, trinh phục bắt trẻ khác qui phục, thể hiện sự chiếm hữu/kiểm soát/bá chủ, cầm đầu lôi kéo bạn/nhóm bạn chiến đấu tranh giành với bạn/nhóm bạn khác... - Nguyên nhân của những chiến đấu tranh giành này là vì chúng muốn chiếm giữ đồ chơi, thức ăn, đồ uống, chỗ ngủ, lối đi, ... giành bạn chơi cùng, đứa nọ muốn áp đặt lối suy nghĩ cho đứa kia, thể hiện sức mạnh/tính sĩ diện, thể diện/tính bá chủ/tính hiểu biết/tính đẳng cấp cao hơn, can thiệp bênh vực bạn bè cùng phe phái... - Kết cục: + Nếu có thêm sự chứng kiến, can thiệp, can dự của bên ngoài: . Nếu có sự chứng kiến, can thiệp của những người có hiểu biết, tốt bụng/thiện lành (như: những bậc người lớn, bậc được coi là đàn anh/đàn chị, bạn bè đồng tuổi/đồng lứa, đàn em có tâm thiện lành, tử tế, tốt bụng can dự): Những người can thiệp thiện lành, công bình, tử tế này thường sẽ can ngăn, khuyên bảo, phân tích, phân giải hoặc cầu xin dừng lại, kéo mỗi bên đi một phía, quát tháo/dọa nát, thậm chí đánh cho mỗi bên một trận (nếu đủ sức) và cuộc chiến tranh giành sẽ sớm kết thúc và thường sẽ kết thúc trong hòa bình, hòa giải tạm thời êm đẹp. (Chẳng hạn như: Con ơi chúng con là anh em, anh nên nhường nhịn em, em nên tôn trọng anh chị...; cái này là của chung, con nhường bạn chơi trước đi; đồ đó là của bạn con không được tự ý lấy, bạn đồng ý cho chơi cùng thì con mới được chơi biết chưa; con nên chia sẻ chơi cùng với em, cùng với bạn thế mới vui...; chúng mày là bạn nối khố, đừng đánh nhau nữa;... các anh/chị đánh đấm thế đủ rồi, em xin các anh/chị dừng lại đi ạ,... ). Đôi khi sự can ngăn can thiệp này không được và nếu cuộc chiến tranh giành này không ảnh hưởng là mấy đến họ, họ cũng đành mặc kệ (chúng tao khuyên mãi không được, thôi kệ mẹ chúng mày tự xử đi). Kết cục có phần giống như khi không có sự can thiệp nào. . Nếu có sự chứng kiến, can dự của những người kém hiểu biết, hung dữ/ngổ ngáo, thiếu thiện lành (như: những người lớn, đàn anh/đàn chị, bạn bè đồng tuổi/đồng lứa, đàn em thiếu tâm thiện lành, đểu cáng, xấu tính, trực giành cơ hội trục lợi): Sự can dự của họ có thể làm cho chiều hướng cuộc tranh giành trở nên tồi tệ hơn: Họ có thể kích động thêm để cho cuộc chiến của lũ trẻ diễn ra bạo lực và bạo lực mạnh hơn. Khi đó, sẽ có thương vong, thậm trí mất mạng và chứa chất hận thù, khởi lên sự đố kỵ, ghen ghét,... thằng mạnh có thể giành giật được=thắng, thằng thua có thể bị nhút nhát đi/chịu phục tùng và có thể nuôi hận thù tìm cơ hội trả đũa. (chẳng hạn: Mày to xác vậy mà để nó bắt nạt à, đánh chết cụ nó đi; gia đình/gia tộc/dòng họ này... làm sao chịu nhục được, tao cho mày thứ này làm như thế này này cho nó chừa, cho nó phải nể sợ, mày đúng rồi/mày là chính nghĩa, tao ủng hộ mày, hãy đánh bỏ mẹ nó/chúng nó đi sợ đếch gì cha con thằng nào...). . Nếu có sự chứng kiến của những người có vẻ nhút nhát hoặc tự thấy mình yếu đuối hơn: Những người này họ sẽ không can dự, can thiệp sâu và thường lảng đi nơi khác, tránh cho cuộc chiến bị ảnh hưởng đến họ. Kết cục cuộc chiến giống như không có sự can dự, can thiệp của bên ngoài. . Nếu có sự chứng kiến của những người vô tâm/vô cảm (mặc dù họ được coi là mạnh hơn, sức của họ có thể căn ngăn cuộc chiến tranh giành giật, nhưng họ không muốn can ngăn): Kệ mẹ chúng mày, thằng nào thương tích/suy yếu/chết/tổn hại tao cũng mừng. . Nếu có sự can thiệp, can dự của nhiều yếu tố (cả người lớn và trẻ em, cả người tốt bụng và người xấu tính,...) thì tùy theo mức độ hung dữ/ngỗ ngược hoặc thiện lành của chính những đứa trẻ trực tiếp tranh giành và mức độ can dự, yếu tố can dự từ bên ngoài mà cuộc chiến sẽ có kết cục theo những chiều hướng kết cục của thứ nào chiếm phần ưu thế. + Khi không có sự can thiệp, can dự nào: Nếu cả 2 bên đều là hung dữ/bạo tàn/ngố ngược (có thể do bản tính/bản năng từ lúc sinh hoặc do môi trường gia đình, môi trường giáo dục, môi trường trưởng thành,... hoặc kết hợp nhiều yếu tố): Cuộc -2- chiến có thể sẽ bùng lên dữ dội và sẽ có một bên giành được chiến lợi phẩm/giành quyền kiểm soát, bên còn lại chịu phục tùng/lép vế và cũng có thể nhen nhóm nuôi dấu sự hận thù/phục thù ở một thời điểm khác. Nếu 1 bên hung dữ 1 bên hiền hòa: Bên hung dữ sẽ áp chế, tự đắc là thắng cuộc, tạm giành chiến lợi phẩm/giành ưu thế kiểm soát. Bên hiền hòa nhẫn nhịn tạm thời chịu lép vế. Cuộc chiến có thể kết thúc tạm thời bình yên. Nếu 2 bên bản chất đều hiền hòa: Cuộc xung đột sẽ sớm dừng lại trong hòa bình (có thể do bản tính những đứa trẻ đó có thiện lành từ khi sinh ra hoặc đã được ông bà bố mẹ... chúng khuyên răn dạy bảo về việc sống thiện lành trước đó hoặc chúng đã được chứng kiến sự ứng xử/hành xử thiện lành trước đó của người lớn/của bạn bè khác...). - Những hạn chế, ràng buộc/kìm hãm, xoa dịu: Cuộc chiến tranh giành của trẻ em thường khởi đầu do bột phát và sẽ bùng phát mạnh lên hoặc giảm cường độ đi nhờ sự kìm hãm, xoa dịu từ những lời căn dặn của người lớn (ông bà, bố mẹ,...), sự giáo dục từ nhà trường, ... hoặc sự can thiệp can dự từ bên ngoài hoặc kết hợp nhiều yếu tố. - Điều gì là chân chính, là tà ác, là tai họa; là thắng, là bại, là hòa bình trong những cuộc chiến tranh giành của trẻ em này: Đối với đứa đi tranh giành, mong chiếm hữu/kiếm soát/bá chủ thì có vẻ trong nhận thức bột phát theo chúng sức mạnh là chân chính, chiếm giữ được/bá chủ được là chân chính, là chiến thắng. Thằng bị chiếm đoạt/bị kiểm soát là thằng thua cuộc, phải chịu phục tùng. Đối với đứa trẻ bị tranh giành, bị kiểm soát thì coi kẻ tranh giành/kiểm soát kia là tà ác. Hòa bình là khi chúng đều là những đứa trẻ thiện lành, được giáo dục thiện lành, môi trường sống thiện lành; được xoa dịu/hòa giải thiện lành, cuộc chiến chỉ là phản ứng tức thời và tan đi nhanh chóng. Tai họa: Thông thường thì lũ trẻ rất mau quên đi/xóa đi sự chiến đấu tranh giành đã diễn ra và sau đó chúng có thể nhanh chóng chơi vui vẻ hòa đồng trở lại với nhau. Nhưng đôi khi, những cuộc chiến tranh giành quá đà thường để lại xây xát, thương tật/thậm chí bị tiêu diệt, nuôi oán hận, thù ghét, khởi tâm vơ vét/chiếm hữu/bá chủ ... và có thể ngấm ngầm trở thành mầm mống phát sinh các cuộc chiến xung đột bạo lực lớn khi chúng dần trưởng thành, trở thành người lớn; có thể đặc biệt nghiêm trọng khi chúng nắm giữ những vị trí có tầm ảnh hưởng/cầm đầu về sau. Tranh giành trong người lớn Đối với người lớn sự tranh giành, chiến đấu để giành giật nó diễn ra ác liệt hơn, tinh vi, xảo quyệt hơn rất nhiều so với lũ trẻ. Có thể những suy nghĩ về sự tranh giành để chiếm hữu, để kiểm soát, muốn xưng hùng, xưng vương, xưng bá này... có trong tiềm thức từ nhỏ và cũng có thể nó khởi phát từ trong môi trường sống thực tế hàng ngày, họ đã và đang trực tiếp/gián tiếp tiếp cận (môi trường sống đập vào tai vào mắt họ, dần ăn sâu vào trí óc họ, thôi thúc họ, ràng buộc họ, ám ảnh họ, mách bảo họ cần chiến đấu tranh giành để sinh tồn, để thỏa nhục dục; nó có thể diễn ra trực tiếp bằng lời nói, bằng bạo lực hoặc gián tiếp bằng các thủ đoạn, mánh khóe, ... ở những mức độ ít/nhiều và thời điểm ngắn/dài khác nhau). Chẳng hạn như: Trong thực tế, quí vị thử suy ngẫm và quan sát những gì sảy ra xung quanh quí vị mà xem. Tôi tin là quí vị sẽ nhìn nhận ra nhiều sự tranh giành đúng là như thế (từ anh em trong gia đình/đại gia đình, dòng họ, bạn bè, làng xóm, ... đến quốc gia, dân tộc,... trong đó đôi khi xảy ra những sự tranh giành khốc liệt, hãm hại, họa hại lẫn nhau,...). - Nguyên nhân: Người ta có thể đưa ra nhiều lý do để biện minh cho sự chiến đấu giành giật tranh giành của mình, tuy nhiên có thể tóm lại chúng đều khởi phát từ ý nghĩ muốn chiếm hữu/sở hữu/vơ vét thật nhiều, muốn kiểm soát, muốn bá chủ,... để thỏa nhục dục về thức ăn, nước uống, nơi ăn, chốn ở, phương tiện di chuyển, tình ái, kiến thức, tiền tài, danh vọng, quyền lực... và không biết thế nào cho đủ, khi nào thì nên dừng. Con người ta cho rằng những điều này là rất tự nhiên (quy luật đấu tranh sinh tồn), mạnh được yếu thua, có gì phải bàn cãi đâu. - Hạn chế, ràng buộc/kìm hãm: Những cuộc chiến đấu tranh giành sẽ bị hạn chế, kìm hãm bởi luật pháp, bởi các thỏa thuận, bởi sự can thiệp từ bên ngoài.... - Kết cục: Người/bên đánh chiếm có thể giành giật được thì đắc thắng, cho là mình hơn người, mình là bên thắng cuộc, mình là bên mạnh, bên oai vệ, oách sờ to ở đời; người/bên bị đánh chiếm thì thấy tủi nhục, ngậm ngùi đau khổ, nuôi oán hận thù ghét, tìm cách phục thù,... -3- - Điều gì là chân chính, là tà ác, là tai họa; là thắng, là bại, là hòa bình trong những cuộc chiến tranh giành của người lớn này: Quí vị có nhìn nhận ra không? Nó có gì gần giống với sự tranh giành của trẻ em, tranh giành chiến đấu của loài vật không quí vị? Tôi nghĩ, quí vị sẽ nhìn nhận thấy. Cuộc chiến Nga-Ukraine (N-U) Hiện nay, cuộc chiến xung đột vũ trang N-U đã và đang diễn ra, tai họa này nhiều người trên toàn thế giới có thể nghe nhìn thấy hàng ngày hàng giờ hàng phút thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng toàn cầu. - Nguyên nhân của cuộc chiến: Theo lý lẽ của các bên/chủ thể trực tiếp trong cuộc chiến thì: Bên N (đại diện cho những người đứng đầu là tổng thống N) đưa ra lý lẽ rằng: Các hành động của NATO là "trái ngược với đạo đức" và N không thể phát triển, cảm thấy an toàn hoặc tồn tại với mối đe dọa thường trực từ phía U và rằng “Hoàn cảnh buộc chúng tôi thực hiện các hành động quyết đoán ngay lập tức. Nhân dân các nước cộng hòa ở Donbass yêu cầu N trợ giúp. Về mặt này, theo Điều 51, Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, với sự cho phép của Hội đồng Liên bang và chiểu theo các hiệp ước hữu nghị và tương trợ với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi (Putin) đã quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt....”. Bên U (đại diện những người đứng đầu là tổng thổng U) thì lý lẽ rằng: N họ đánh chiếm đất nước U chúng tôi, chúng tôi phải chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ người dân, bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của mình; chúng tôi cần sự ủng hộ/hỗ trợ của NATO, của Mỹ, của các quốc gia trên thế giới để chúng tôi đánh bại N. Còn quí vị, quí vị nhìn nhận thấy nguyên nhân thực sự của cuộc chiến này là gì? Chúng có giống nguyên nhân của những cuộc tranh giành trong thế giới động vật? Chúng có giống nguyên nhân của một số cuộc chiến tranh giành của trẻ em? Tôi tin là quí vị sẽ nhìn nhận ra. - Ràng buộc, hạn chế/kìm hãm, xoa dịu: + Bên trong: Tính thiện lành/hiểm độc (tiềm thức và ý thức), tình yêu thương, lòng chắc ẩn/sự vô cảm và sự hiểu biết của các bên. + Bên ngoài: Luật pháp quốc tế; sự can thiệp, can dự trực tiếp/gián tiếp từ/của các quốc gia/khối; địa lý tự nhiên (địa hình, thời tiết,...), năng lượng nhiễu xạ,... - Kết cục: Nếu theo quan điểm: Cuộc chiến N-U có sự tương đồng với cuộc chiến tranh giành của động vật tự nhiên, của lũ trẻ em, trong đó hai bên trực tiếp chiến đấu có vẻ hung hăng/mang sắc thái chủ nghĩa anh hùng thời cũ (đại diện là những người đứng đầu/người cầm quyền), đồng thời có sự góp mặt chứng kiến, can thiệp, can dự của nhiều thành phần trực tiếp/gián tiếp, ít/nhiều khác nhau của những cá nhân/nhóm/tập thể/quốc gia/khối liên minh/... trên thế giới thì chúng ta có thể thấy rằng: Cuộc chiến có thể sẽ có một kết cục tồi tệ, bi thảm giống như cuộc chiến của lũ trẻ hung dữ bị đẩy lên cao trào (nếu những người cầm quyền vẫn bảo thủ lý do và nắm vai trò như hiện hữu, sự ràng buộc/kìm hãm/xoa dịu của quốc tế không đủ sức thuyết phục cả hai bên thì N sẽ không rút nếu mục tiêu được coi là bênh vực phe ly khai chưa thành, U sẽ không chịu nhượng bộ và thậm chí có thể thọc sang bên lãnh thổ N nếu sự can thiệp, can dự từ phía tỏ vẻ bênh vực còn tiếp diễn và ngày càng xoắn sâu/ủy nhiệm; những tác động can thiệp, can dự sẽ gây ra sự giằng co chiến sự, thậm chí có thể dẫn đến sự đổ vỡ tan tành, điều tồi tệ lớn có thể lan rộng ra ngoài, đau xót chồng chất cho cả hai và cho cả những bên can dự). - Tai họa: Dù có kết cục thế nào đi nữa thì tai họa cũng đã và đang sảy đến cho cả hai bên, đó là: Thiệt mạng, thương tật/tàn phế; tàn phá vùng đất, môi trường sống, nơi ăn chốn ở, ... khởi lên lòng thù hận oán ghét; gây chia ly, tan nát,... Tác động xấu đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ... toàn nhân loại ít/nhiều khác nhau ở mỗi khu vực/quốc gia/dân tộc... khác nhau. Chiến tranh Khái niệm phổ biến về chiến tranh, đó là: “Chiến tranh là cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức giữa các đơn vị chính trị đối kháng và gây ra hậu quả đáng kể”. Nguyên nhân sảy ra chiến tranh là gì? Thông qua việc xem xét, phân tích các cuộc chiến tranh trong lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại các nguyên nhân gây ra chiến tranh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: - Mang tính cá nhân: Xuất phát từ quan điểm tâm lý học, Sigmund Freud (1856 – 1939), một bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo, quy nguyên nhân chiến tranh là hành vi hiếu chiến của con người thuộc về bản năng phá hoại hay còn được gọi là bản năng chết (death-instinct). Bản năng này hướng hành vi phá hoại của con người ra bên -4- ngoài. Cũng trên góc độ này, Franco Fornari (1921 – 1985) cho rằng chiến tranh còn xuất phát từ nỗi sợ hoang tưởng bên trong con người về kẻ thù tưởng tượng. Con người gây chiến để trấn áp nỗi sợ hoang tưởng đó. Dựa trên bản năng chiếm hữu của con người, Betrand Russell (1872 – 1970) cho rằng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh. Bản năng chiếm hữu khiến con người tranh giành đất đai, của cải và các quyền lợi khác. Trong sự tranh giành tất yếu như vậy, con người sẵn sàng dùng bạo lực để chiếm hữu hoặc bảo vệ sự chiếm hữu. Tuy nhiên, Betrand Russell cũng cho rằng “bản năng” này cũng như mối liên hệ của nó với chiến tranh là có thể kiểm soát được. Dựa trên bản năng sống và hoạt động chức năng, Konrald Lorenz (1903 – 1989) là một nhà động vật học, điểu cầm học và phong tục học, cho rằng sự hiếu chiến bản năng của các loài động vật nhằm thực hiện các hoạt động duy trì sự tồn tại của động vật như tranh giành thức ăn, bạn tình và nơi cư trú. Từ đó, ông suy luận rằng, tồn tại trong hoàn cảnh và điều kiện sống tương tự, con người cũng phải hiếu chiến để thực hiện hoạt động chức năng và duy trì sự tồn tại của mình. Dựa trên cơ sở di truyền, Edward O. Wilson (1929) cho rằng khả năng phân biệt bạn thù trong đầu óc con người có tính di truyền. Vì thế, con người dễ có xu hướng tiếp nhận bạo lực như phương cách giải quyết xung đột. Bởi có tính di truyền, sự phân biệt bạn thù quy định sự tồn tại thường xuyên thời gian của xung đột, chiến tranh và bạo lực. Tuy nhiên, Edward O. Wilson cũng cho rằng khả năng hợp tác vẫn là có thể. Một cách tiếp cận khác cũng tương đối phổ biến là dựa trên cá tính. Cách tiếp cận này dựa vào những cá tính có liên quan đến bạo lực của một nhóm người rất nhỏ là các nhà lãnh đạo – những người tạo ra quyết định chiến tranh. John Stoessinger cho rằng quyết định tham gia chiến tranh của các nhà lãnh đạo nhiều khi không hoàn toàn là sản phẩm của lý trí mà chịu nhiều chi phối về tình cảm và tính cách cá nhân. Dựa trên cách tiếp cận về lý trí, có hai luồng ý kiến. Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng quyết định đi đến chiến tranh là kết quả của sự phân tích và lựa chọn lý trí của các nhà lãnh đạo. Họ quyết định chiến tranh bởi vì chiến tranh có thể đem lại quyền lực và nhiều lợi ích hơn. Luồng ý kiến ngược lại như của Baruch Spinoza (1633 – 1677) hay Stephen Van Evera (1948) thì cho rằng quyết định chiến tranh cũng xuất phát từ sự ảo tưởng và những sai lầm trong nhận thức. - Mang tính quốc gia (hay xã hội): Quan điểm về mối liên quan giữa chiến tranh và chế độ chính trị hay kiểu dạng Nhà nước. Ví dụ, theo quan điểm của hòa bình nhờ dân chủ, các nước theo chế độ dân chủ kiểu phương Tây thường có xu hướng hòa bình hơn các loại hình chế độ chính trị khác. Lập luận căn bản của quan điểm này là trong các nền dân chủ, chính phủ do nhân dân bầu ra và chịu sự kiểm soát thực tế của nhân dân nên quyết định của chính phủ dễ phản ánh hơn ý nguyện hòa bình của nhân dân. Một quan điểm khác gắn nguyên nhân chiến tranh với lợi ích kinh tế của giai cấp, của bộ phận xã hội nào đó hay của quốc gia. Ví dụ, V.I. Lenin đã chỉ ra sự liên quan giữa động lực kinh tế của giai cấp tư sản cầm quyền với bản chất đế quốc của nhà nước, từ đó sinh ra chiến tranh đế quốc. Hay J.A. Hobson (1858 – 1940) đã quy kết động cơ lợi nhuận và tình trạng thiếu thị trường trong nước đã dẫn đến chủ nghĩa đế quốc và từ đó dẫn đến chiến tranh. Ngoài ra, còn có những quan điểm khác như khái quát bản chất chiếm hữu của con người thành lợi ích cộng đồng và được thể hiện thành lợi ích quốc gia hoặc chiến tranh xảy ra từ sự thiếu hụt tài nguyên cho sự phát triển quốc gia… Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội hay thuyết Định mệnh quốc gia coi quốc gia có đặc tính sinh học. Quốc gia cũng có sự cạnh tranh với nhau để tiến hóa giống như trong giới tự nhiên. Vì thế, chiến tranh trở thành cách thức đấu tranh phổ biến giữa các quốc gia vì mục đích sinh tồn. Thông qua chiến tranh, những quốc gia “tốt” và mạnh sẽ tồn tại, còn quốc gia “xấu” và yếu sẽ bị tiêu vong. Quan điểm xã hội học cho rằng chiến tranh liên quan đến vấn đề giới tính. Quan điểm này xuất phát từ chỉ nghĩa vị nữ. Theo một số học giả của chủ nghĩa vị nữ, đàn ông thường hiếu chiến hơn và cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực hơn phụ nữ. Xã hội lịch sử của nhân loại chủ yếu là phụ hệ. Thế giới chúng ta đang sống do đàn ông thống trị. Vì thế, xung đột và chiến tranh đã xảy ra nhiều hơn. Theo họ, thế giới này sẽ ít bạo lực hơn, ít chiến tranh hơn nếu phụ nữ được bình đẳng với nam giới, nhất là trong quá trình quyết định chính trị và chiến tranh. Theo quan điểm chiến tranh của chủ nghĩa dân tộc sắc tộc, bản sắc và lợi ích khác nhau của các dân tộc/ sắc tộc dễ dẫn tới xung đột và chiến tranh. Dường như có thể tìm thấy màu sắc dân tộc trong rất nhiều cuộc chiến tranh, cả chiến tranh quốc tế lẫn nội chiến. Các động cơ dân tộc của chiến tranh khá đa -5- dạng. Bởi chủ nghĩa dân tộc sắc tộc tồn tại khá vững chắc nên khả năng dẫn đến chiến tranh của nó cũng được duy trì lâu dài. Cuối cùng, một dòng quan điểm khác quy nguyên nhân chiến tranh với sự tương tác quyền lực giữa các quốc gia. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất và là quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực. Theo quan điểm Clausewitz, “chiến tranh là sự tiếp tục chính trị bằng phương tiện khác”. Về đại thể, để duy trì an ninh và sự tồn tại, quốc gia đều mưu tìm quyền lực. Tuy nhiên, sự thăng tiến quyền lực của quốc gia này dẫn đến sự lo sợ của quốc gia khác. Theo thuyết Tập trung quyền lực của Mansfield thì mức chênh vừa phải về mặt quyền lực dễ dẫn đến chiến tranh hơn là lệch lớn hoặc ngang bằng. Vì coi sự lớn mạnh đó là mối đe dọa nên các quốc gia có xu hướng phát động chiến tranh trước để ngăn chặn. Quốc gia cần sử dụng mọi phương tiện và cách thức, kể cả sử dụng bạo lực để đảm bảo sự tồn tại. - Mang tính hệ thống quốc tế: Có ba quan điểm chủ đạo về tính chất của hệ thống quốc tế và nguồn gốc chiến tranh. Quan điểm thứ nhất cho rằng hệ thống đơn cực có khả năng dẫn đến chiến tranh để tranh giành quyền lực bá chủ. Những người theo quan điểm này cho rằng chiến tranh có thể xảy ra khi một quốc gia nào đó gia tăng quyền lực và thách thức địa vị của quốc gia bá quyền. Sự cạnh tranh giữa chúng sẽ tạo nên tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ chiến tranh. Quốc gia mới nổi lên có thể gây chiến trước để thay đổi hệ thống một cực. Ngược lại, quốc gia bá quyền cũng có thể tiến hành chiến tranh trước nhằm duy trì địa vị bá chủ của mình. Ngoài ra, trong cơ cấu một cực, chiến tranh cũng có thể xảy ra khi cực duy nhất sử dụng bạo lực để duy trì sự ổn định của hệ thống hay sự phản kháng bằng bạo lực chiến tranh của các nước bị áp bức. Quan điểm thứ hai cho rằng hệ thống lưỡng cực dễ dẫn đến chiến tranh hơn. Những người theo quan điểm này cho rằng cơ cấu này chứa đựng sự phân liệt khá sâu sắc trong quan hệ quốc tế và sự phân liệt này đem lại sự bất ổn cho toàn hệ thống. Ngoài ra, sự nguy hiểm còn nằm ở mức độ mâu thuẫn sâu sắc hơn, sự tập trung sức mạnh lớn hơn, tham vọng toàn cầu và mong muốn loại trừ đối thủ lớn hơn, sự đấu tranh giữa chúng cũng thường xuyên hơn… Vì thế, chiến tranh không phải là không thể. Chiến tranh có thể được ngăn chặn ở trung tâm nhưng lại diễn ra ở ngoại vi dưới hình thức “chiến tranh ủy nhiệm”. Cuối cùng quan điểm thứ ba cho rằng hệ thống đa cực có khả năng dẫn đến chiến tranh nhiều hơn. Những người theo quan điểm này đã đưa ra một loạt lý do. Thứ nhất, tình trạng linh hoạt của cán cân lực lượng với sự thay đổi liên minh liên tục dễ dẫn đến tình trạng bất ổn định thường xuyên của hệ thống và chính điều đó kích thích chiến tranh xảy ra. Thứ hai, hệ thống đa cực vốn kém trật tự hơn nên sự thiếu tính toán của một cực nào đó rất dễ lôi kéo các quốc gia đi vào chiến tranh. Thứ ba, bởi quốc gia luôn có xu hướng mưu tìm quyền lực lớn hơn cho mình nên sự tranh giành địa vị giữa các cực là khó tránh khỏi và do đó chiến tranh cũng dễ xảy ra. [Ghi chú: Những nguyên nhân sinh ra chiến tranh như trên được tổng hợp từ Internet] Như vậy, theo những nhà nghiên cứu về chiến tranh thì nguyên nhân dẫn đến chiến tranh có thể là những nguyên nhân như trên. Còn về phía quí vị, quí vị nghĩ gì về chiến tranh? Nguyên nhân sảy ra chiến tranh là gì? Theo góc nhìn ngây ngô của mình, tôi nhận thấy: Tùy theo từng thời điểm cụ thể mà nguyên nhân của cuộc chiến có thể sẽ có sự kết hợp trực tiếp/gián tiếp từ không những một mà là nhiều nguyên nhân đồng thời trong các nguyên nhân mà các nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh đã chỉ ra như trên. (có cả yếu tố do bản năng/bản tính/tiềm thức, có cả yếu tố tâm lý/tình cảm và lý trí; có cả sự chiếm hữu và giành giật/cạnh tranh, bá quyền, bá chủ,....). Vâng, có thể quí vị sẽ còn tranh luận, bàn cãi nhiều về nguyên nhân, lý do, cái đúng, cái sai, cái chính nghĩa, cài tà ác, bên thắng, bên thua, niềm tự hào vinh quang/anh hùng, sự tủi nhục,... trong những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, có một điều đó là chiến tranh là cách thức hành xử bạo lực tàn ác của loài người đối với nhau. Tai họa do những cuộc chiến tranh để lại tương đối giống nhau, thường rất đau xót với nhân loại (đó là: chia ly, mồ côi, tang thương chết chóc, tàn tật, ảnh hưởng đến tâm sinh lý; sinh oán hận, thù ghét; tàn phá nơi ăn chốn ở, tàn phá thiên nhiên, hủy hoại văn hóa xã hội, hủy hoại môi trường sống...) và chúng ta có thể thấy là đại đa phần thông qua những gì quá khứ lịch sử ghi chép để lại, những người đã trải qua đau khổ do chiến tranh hoặc được trực tiếp nghe/nhìn thấy những thông tin/hình ảnh về các cuộc chiến đang diễn ra trên thế giới đều có chung một tâm niệm mong cầu cho chiến tranh đừng sảy ra, chiến tranh sớm kết thúc; mong cầu cho hòa bình đến với toàn nhân loại. -6- Hòa bình Kính thưa quí vị! Hòa bình là không có sự sợ hãi bạo lực, không có chiến tranh (hay nói cách khác là vấn đề xung đột bạo lực, chiến tranh cần được hóa giải); là sự bình an, vui vẻ của loài người. Từ khoảng những năm 1990 đến nay, người ta nghĩ rằng “toàn cầu hóa”, hiện đại hóa sẽ giúp các quốc gia trên thế giới hướng tới “hoà bình, ổn định, phát triển”; tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ chức chính trị hợp pháp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của con người; cho phép tự do hoá thương mại phát triển, cho phép các tập đoàn kinh tế lớn vươn tầm ảnh hưởng tới mọi khu vực, vùng, lãnh thổ trên thế giới đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề việc làm, nhân công lao động tại chỗ, giá thành sản phẩm… thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường; cho phép mở rộng cơ hội giao lưu, học tập, tiếp cận và tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến,… giữa các vùng dân cư với nhau; cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật, nét đặc trưng tác thành bản sắc dân tộc; sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá đó làm giảm dần những khác biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau; lối sống cũng nhờ đó phong phú, đa dạng và cởi mở hơn..., hi vọng niềm an vui, hòa ái được lan tỏa trên khắp hành tinh. Tuy nhiên, cuộc chiến N-U đã khiến xu hướng toàn cầu hóa bị chậm lại, bị xáo trộn; cạnh tranh về kinh tế hiện nay đang có xu hướng hợp nhất với cạnh tranh về chính trị, đạo đức và một số yếu tố khác, chuyển hóa thành cuộc cạnh tranh toàn cầu nhằm mục đích giành vị trí thống trị. Và trước sự bất ổn của các cuộc cạnh tranh về kinh tế, chính trị và đạo đức, mối lo sợ về nguy cơ xung đột bạo lực, chiến tranh có thể nảy sinh trên thế giới đang gia tăng, nhiều quốc gia đã tăng cường chiến lược phòng thủ quốc gia, tăng nguồn lực đầu tư cho quân sự, vũ khí. Đó là điều cực kỳ bất an lành cho thế giới - “Hòa bình, ổn định, phát triển” đang là điều rất mong manh trên thế giới này. Ôi, nhận loại! Chúng ta nên làm gì đây? Phải có cách gì đó để hóa giải những bất an này, để nghĩ đến một tương lai nhân loại được hòa bình và phồn thịnh phát triển. Quí vị nhìn nhận thấy thế nào về các vấn đề xung đột bạo lực, chiến tranh? Nếu quí vị nhìn xuyên vào các lý do, diễn biến và kết cục của những cuộc xung đột bạo lực, chiến tranh thì quí vị có nhận ra rằng: Bản chất thực sự của xung đột bạo lực, chiến tranh là gì không? Vâng, chúng ta có thể thấy bản chất thực của chúng đó là tranh giành/ủy nhiệm tranh giành/lo sợ tranh giành (tranh giành để chiếm hữu, để bá chủ... về cả những thứ hữu hình và vô hình). Xung đột chiến đấu trong loài vật đó là sự tranh giành về thức ăn, nước uống, nơi ở, bạn tình, bá chủ bầy đàn,... Xung đột chiến đấu bạo lực của trẻ em mang bản chất là sự tranh giành về đồ chơi, đồ ăn, đồ uống, nơi ở, bạn chơi,... Xung đột bạo lực của người lớn mang bản chất là sự tranh giành về quyền, tiền, thanh danh, bổng lộc, tình cảm, dục ái,... dưới danh nghĩa cá nhân, tập thể, ... Chiến tranh của loài người mang bản chất là sự tranh giành ở mức độ tinh vi-dùng bạo lực vũ trang (quân sự và vũ khí) tranh giành về lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không (lãnh địa: trên đó, gồm: con người, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, ... ) dưới danh nghĩa quốc gia/dân tộc/tôn giáo... để giành giật, phân chia quyền lực, quyền sở hữu, quyền kiểm soát/quản lý/bá chủ, giành sức ảnh hưởng, ủy nhiệm quyền bá chủ... Như vậy, muốn hóa giải được xung đột bạo lực, chiến tranh; chúng ta cần thiết phải hóa giải được vấn đề tranh giành của loài người. Từ xưa đến nay, chúng ta vẫn có quan điểm: Bên chiếm được, giành được được coi là mạnh, ... là thắng thế; bên bị chiếm, không chiếm giữ lại được bị coi là yếu/nhỏ bé thì phải chịu nhún nhường... và rằng quy luật “đấu tranh sinh tồn”.... là phù hợp với cả loài người, cho nên khi mà các vị/quốc gia.... được coi là có sức mạnh vũ trang sẵn sàng răn đe/hăm dọa, đi đánh chiếm, vơ vét nguồn lực của người/quốc gia khác,... đấng anh/chị xưng vương, xưng hùng, xưng bá... thấy thế này thế kia là có quyền đưa ra, chúng tôi cầm quyền ở khu vực này chúng tôi có quyền quyết định tất cả, rằng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không là bất khả xâm phạm.... và chiến đấu để bắt kẻ khác quy phục..., nếu kẻ khác lôi kéo, xúi giục, đe dọa... thì chúng tôi sẽ tìm cách tiêu diệt... Quan điểm này nghe có vẻ “hợp tự nhiên”. Tuy nhiên, chúng chỉ nên hợp tự nhiên và chỉ nên sảy ra từ quá khứ cho đến hiện nay, chúng ta chấp nhận điều đó, cảm thông cho tất cả các bên tham gia những cuộc xung đột vũ trang, cảm thông về những điều tồi tệ đã diễn ra đó. Nhưng, quí vị có tin là đối với loài người tiến bộ, xã hội tiến bộ sắp tới, loài người sẽ có cách giải quyết khác, tốt đẹp hơn không? Quí vị nên tin là có. Loài người nên thử nhìn nhận ra, để mà vun đắp điều tốt đẹp cho hành tinh này. Chúng ta nên đồng ý với nhau rằng: Hoạt động của loài người là hoạt động có ý thức. Chúng ta không thể như loài vật được. Phải có cách nào đó để tai họa đau thương kiểu như các cuộc chiến tranh giành -7- đừng sảy ra nữa, hòa bình cho toàn nhân loại chứ? Nếu quí vị đồng ý vậy, thì chúng ta cùng thử suy ngẫm tiếp về một số điều sau xem sao. Khi tìm hiểu về tự nhiên, quí vị có nhận thấy có một quy luật của tự nhiên, có tính phổ quát rộng, rất phù hợp trong không thời gian hiện hữu của loài người, của hành tinh này, của vũ trụ này không? Đó là quy luật, chúng ta tạm gọi quy luật này là quy luật “Tương Tác Chuyển”: Mọi thứ (cả vô hình và hữu hình) luôn tác động qua lại lẫn nhau (trực tiếp/gián tiếp, nhiều/ít khác nhau) và khiến chúng không duy trì ở một trạng thái mãi mãi. Tùy theo những mức độ tác động qua lại trực tiếp/gián tiếp, nhiều/ít khác nhau mà chúng bùng phát/dần dần diễn hóa, biến chuyển khác nhau; bằng tri giác thông thường loài người nhận thấy chúng hợp - tan, tan - hợp, tốt – xấu, xấu -tốt, thiện – ác, ác – thiện tăng thêm/giảm đi theo không thời gian. Cái quy luật về sự vận động không ngừng của thế giới tự nhiên đã được chỉ ra từ rất lâu rồi; xưa kia, Heraclitus (535 TCN – 475 TCN) bảo rằng “Không ai tắm 2 lần trên một dòng sông” hay trong dân gian Việt Nam có câu: “Không ai giàu 3 họ, chẳng ai khó 3 đời”,... Những tư tưởng này đều mang hàm ý Chuyển Biến: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động không ngừng. Xét theo một cách nhìn mở rộng hơn thì sự vận động không ngừng đó có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Quí vị thử quan sát xung quanh quí vị xem, quí vị có nhận thấy có rất nhiều thứ vận hành theo qui luật này không? Chẳng hạn như: - Có những thứ dần lớn lên và sáng đẹp hơn ở không thời gian này; rồi dần nhỏ bé đi, bị hoen ố, mòn, rỉ sét đi theo không thời gian khác. - Một đứa trẻ mới đầu có vẻ bản tính hung dữ nhưng nếu được quan tâm khuyên dạy và môi trường trưởng thành thiện lành thì tính hung dữ của đứa trẻ có thể sẽ giảm đi và trở nên thiện lành dần; còn nếu một đứa trẻ mới đầu có vẻ ngoan hiền, nhưng không được quan tâm nuôi dạy, trưởng thành trong môi trường nhiều điều xấu tà ác thì rất có thể đứa trẻ đó sẽ dần trở nên thiếu thiện lành, thậm chí là tà ác. - Suy nghĩ tích cực của quí vị sẽ khiến quí vị hành động tích cực, suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ dẫn đến hành vi tiêu cực, không lành mạnh... - Hay giàu sang và quyền lực như các vua pharaoh, thành cát tư hán, hitle, napoleon,... như các nữ hoàng, các vua chúa các triều đại đã qua, các tỉ phú một thời,..., hay các chế độ chính trị, xã hội thời kỳ lịch sử đã qua,... thì sao? Nhất là sự giàu có quyền lực đó phải đổi bằng sự đau khổ của bao sinh linh vô tội – Rồi cũng sụp đổ; rồi lại đến những thế lực vơ vét với vòng xoáy giàu sang và quyền lực khác... . hay phê như những bọn nghiện ngập, tà dâm, dâm dục, phè phớn... thì sao? – chúng là những kẻ tà ác, gây bất hạnh, khổ đau cho nhiều người – Rồi cũng bị tiêu diệt; vv...và ngày nay vẫn vậy: giả sử một số nước được coi là mạnh đi xâm lấn lãnh phận (địa, hải, không) nước khác nhằm chiếm đoạt nguồn tài nguyên, năng lượng, ..., vươn lên bá chủ thì sao? – Họ có thể hủy diệt một thế hệ, nhưng thế hệ sau, rồi thế hệ sau nữa.... lại có lực lượng bùng lên xâm chiếm lại, bá chủ lại,... lại đánh giết nhau, xâm chiếm, họa hại lẫn nhau... Tất cả ... tất cả vẫn đang diễn biến chuyển hóa “Tương Tác Chuyển”. Do đó, có thể thấy từ các siêu vi lượng-chất, đến năng lượng-vật chất, đến các sự vật, hiện tượng hay các cá thể quần thể muôn loài, rồi đến tư duy trí tuệ con người, đến chế độ điều hành xã hội ở mọi nơi, danh vọng, quyền lực,... vui-buồn, khỏe-yếu, ốm đau, bệnh tật,... dù ít/nhiều, dù nhanh/chậm mọi thứ vẫn đang tác động qua lại lẫn nhau, diễn biến, chuyển hóa hợp-tan, tan-hợp theo quy luật Tương Tác Chuyển. Vâng, thưa quí vị, khi chúng ta đồng ý với nhau quy luật đó, thì chúng ta nên nhất trí với nhau rằng: Mọi thứ chỉ là tạm thời, tương đối trong phạm vi không thời gian nhất định. Đời người cũng vậy, nó là ngắn ngủi (hợp rồi tan, tan rồi lại hợp), thôi thì luân hồi/nhân quả là cái gì đó khó mà nhận biết được bằng 5 giác quan thông thường, nhưng quí vị cũng nên nhận thấy sinh- lão/bệnh-tử là điều dễ thấy của một đời người, do vậy cũng nên nghĩ rằng nên “biết đủ, biết dừng” [Đạo Đức Kinh]; sống chân thực, tử tế, hòa ái, thiện lành, tốt đẹp với nhau (từ bi, hỷ, xả [Phật giáo]; chân, thiện, nhẫn [Pháp Luân Công]; hãy hiệp ý với nhau, hãy đồng tình yêu thương, hãy đồng tâm, hãy đồng tư tưởng [Thiên Chúa giáo]...) trong không thời gian ngắn ngủi đời mình; không nên tham lam quá, nên biết đủ, biết dừng, mình sống được thì cũng nên để/chia sẻ cho người khác cùng sống. Nhiều người sẽ bảo rằng: Cái vướng nhất là tôi muốn sống tốt đẹp và tử tế, nhưng xã hội nó không cho thì phải làm sao? Vâng, đúng là như thế khi mà xung quanh chúng ta cứ xùng xục tranh giành hơn thua, ganh ghét, hận thù,... thì khó mà -8- yên thân cho được. Tuy nhiên, quy luật Tương Tác Chuyển là có thật và hãy khoan nói về thế giới quan mà với tri giác (5 giác quan) thông thường loài người chưa nhận biết được (như thiên đàng, địa ngục, luân hồi...) mà hãy nói về những thực tại trong hành tinh này (những gì chúng ta quan sát/suy ngẫm, nhìn nhận thấy được): Chúng hợp hay tan/tan hay hợp, tốt lên hay xấu đi, chuyển biến ít hay nhiều, nhanh hay chậm, ... là tùy thuộc vào cả các yếu tố tự nhiên lẫn cả yếu tố can dự của các loài sinh vật; trong đó ngoài yếu tố tự nhiên thì sự can thiệp, can dự của loài người đóng vai trò, gây ảnh hưởng lớn trên hành tinh này (trong phạm vi không thời gian nhất định, loài người tiến bộ có thể can thiệp để vận hành theo chủ đích tốt đẹp chung-riêng của con người; nhận biết, điều hành, điều chỉnh, điều hướng và tác động chung-riêng trong/ngoài, ... khác nhau theo hướng thiện lành; chắc chắc có thể đem đến một thế giới thiện lành, hòa bình, phồn thịnh trong toàn nhân loại). Cứ thử suy nghĩ thiện lành trước đã: Đó là cần sống tốt (suy nghĩ, hành xử tử tế) với nhau đi đã và rằng nếu chúng ta cùng hiểu biết, cùng sống tốt với nhau thì thế giới sẽ dần trở nên hòa ái, tốt đẹp. Tiếp theo, bây giờ chúng ta sẽ suy nghĩ về vấn đề gì đã làm cho chúng ta không sống tốt được với nhau? Điều dễ nhìn ra đó là vấn đề tranh giành. Tại sao lại chúng ta lại tranh giành? Tại vì..... Cùng xem nào! Khi tìm hiểu về vấn đề tranh giành, chúng ta có thể nhìn nhận thấy như sau: Chủ thể Chủ thể đi tranh giành & chủ thể bị Tranh giành cả trong cùng loài và khác loài. tham gia tranh giành/phản kháng tranh giành. + Vi sinh vật tranh giành + Thực vật + Động vật + Loài người Hành vi Trực tiếp: Hành động, lời nói/lý lẽ + Hành vi theo bản năng/tiềm thức (tạm gọi là Gián tiếp: Gửi thông tin, truyền thông những thứ sinh ra đã có sẵn trong chủ thể/có tin/tín hiệu,... vật dụng/công cụ.... cho tính di truyền [theo vô thần]/linh hồn [theo chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi. hữu thần]): Thực vật, động vật, cả loài người. Thông qua chủ thể khác (chủ thể khác + Hành vi theo ý thức/nhận thức: Quá trình tiếp thực hiện hành vi trực tiếp thay cho xúc/học tập (học tập bằng các giác quan tự chủ thể trực tiếp, có thể nhiều cầu gián nhiên, học tập theo sự dẫn dắt của thế hệ trước tiếp) [bố mẹ, thầy cô,...], qua sự chứng kiến môi trường xung quanh). Đối tượng - Hữu hình: Trong hữu hình có vô hình, trong vô hình có chịu sự Chủ thể bị tranh giành (chủ thể này hữu hình. tranh giành trực tiếp bị chủ thể đi tranh muốn chiếm hữu để làm thứ sở hữu, làm công cụ, làm nô lệ); lương thực thực phẩm (thức ăn), nước, đất đai, nhà cửa,... chủ thể khác,... - Vô hình: Tình cảm, quyền lực, danh tiếng, ... Nguyên Chủ quan: Trước nhu cầu thôi thúc của ĐK cần: Chủ thể bị tranh giành có những thứ nhân chủ thể đi tranh giành (bản năng/bản mà chủ thể đi tranh giành cần/có nhu cầu. tính/tiềm thức & ý nghĩ) phát sinh bột Đk đủ: Chủ thể đi tranh giành khởi phát nhu phát hoặc có sự chuẩn bị toan tính từ cầu, không thời gian đủ để khởi phát hành vi. trước. Khách quan: Dưới sự tác động, chịu sự điều khiển/sai khiến của chủ thể khác. Mục đích Thỏa mãn về nhu cầu vô hình và hữu Mức độ thỏa mãn nhu cầu khác nhau (đồ ăn, hình (tâm lý và sinh lý) của chủ thể. nơi ở, bạn tình, quyền, ...) Nhu cầu được định hình trong tiềm thức, ý thức & sinh lý. (để diệt bớt nhu cầu: Cần tu tâm, dưỡng tính, điều chỉnh ăn uống,.... và rằng tâm lý tác động sinh lý, sinh lý tác động tâm lý cho nên phải điều chỉnh cả hai: Trong động thực -9- vật, con người, trong con người: Chúa khuyên răn, Phật khuyên bảo, tu tập rèn luyện,....). Diễn biến Trước nhu cầu muốn thỏa mãn của chủ Nhu cầu tâm sinh lý không giống nhau trong các thể/chịu sự tác động sai khiến trong khoảng không thời gian, cho nên hành vi tranh không thời gian hiện hữu/hoặc có sự giành cũng có thể sảy ra/không sảy chuẩn bị toan tính/cân nhắc từ trước ra/mạnh/yếu trong các khoảng không thời gian do nhận thức quyết định, chủ thể đi khác nhau. tranh giành thực hiện hành vi tranh giành, chủ thể bị tranh giành phản kháng lại. Kết cục Có thể có các kết cục: Phụ thuộc vào: Năng lực/nội lực tranh giành & - Chủ thể đi tranh giành chiếm hữu phản kháng của các chủ thể; sự chứng kiến, can được nhiều/ít thứ của chủ thể bị giành. thiệp, can dự của xung quanh/bên ngoài; sự Chủ thể bị giành tạm thời bị giành đi ràng buộc/hạn chế/kìm hãm/xoa dịu của các mất nhiều/ít thứ và có thể chủ thể bị yếu tố khung/tiêu chuẩn. giành bị tiêu diệt. - Chủ thể đi giành không giành được gì. Chủ thể bị giành giữ nguyên/bị hao hụt bớt đi những thứ mà trước đó chủ thể bị giành tạm thời có. Chủ thể đi giành có thể bị tiêu diệt. - Cả hai chủ thể không có được gì sau khi tranh giành. Có thể cả hai chủ thể bị tiêu diệt. Xuất hiện thêm chủ thể khác, nhiều chủ thể cùng tham gia tranh giành (trực tiếp/gián tiếp). Ràng buộc, - Trong tự nhiên: Vi sinh vật, động thực - Yếu tố chủ quan: khống vật: Tiềm thức, nhìn theo thực tế. Sự kìm hãm trong nội tâm của các chủ thể. Và chế/kìm - Loài người: Các thỏa thuận, luật pháp thông thường, luật pháp là công cụ áp chế chế/hạn chung/tiêu chuẩn, sự hiểu biết,... chính, nhưng nếu luật pháp không tương đối chế/xoa dịu công bình, đủ tầm thuyết phục thì hành vi tranh điều chỉnh giành sẽ sảy ra mãnh liệt, thậm chí không có tác hành vi dụng kìm hãm. - Yếu tố khách quan: Sự tác động/biến động của xung quanh. Đúng/Sai; Thông thường chúng ta cho bên đi Đúng/Sai, chính nghĩa/phi nghĩa mang tính thiện/ác tranh giành là bên sai/phi nghĩa. Bên tương đối trong khoảng không thời gian nhất phản kháng để bảo vệ/tranh giành lại là định. Thời điểm này, ở khu vực/phạm vi này thì bên đúng/chính nghĩa. được coi là chính nghĩa, ở thời điểm khác, ở khu vực/phạm vi khác thì lại được coi là phi nghĩa. Trong thời điểm này, thì bên A là bên đi tranh giành, bên B là bên bị tranh giành. Nhưng, ở một thời điểm khác, bên B lại đi tranh giành và bên A có thể lại là bên bị tranh giành. Do đó, đúng -> sai, sai -> đúng, thiện->ác, ác->thiện. Giải pháp - Thiện lành & tà ác chỉ ra rõ ràng Yếu tố cấu thành hành vi: Bản năng/Tiềm thức hóa giải/tối - Chung, riêng, ràng buộc chỉ ra rõ ràng. & ý thức & sinh lý (tâm lý & sinh lý) - Gần (gia thiểu hóa - Tác động đến mặt nhận thức/ý thức - đình, bạn bè, xã hội...) & xa (thông tin, năng lực hành vi > Dần cải hóa tiềm thức. Tiềm thức & ý từ vũ trụ/sao chiếu mệnh). tranh giành thức hướng đến thiện lành (tâm lý lo sợ Yếu tố điều chỉnh hành vi: Bản năng/tiềm thức bị loại trừ dần, ... nhu cầu cho cơ thể, & ý thức & sinh lý (tâm lý & sinh lý) & Tương - 10 - trong loài cho người thân,... Giáo dục, âm nhạc, tác từ bên ngoài tác động đến tâm lý (ý thức) & người ... -> Tác động đến sinh lý). sinh lý (cơ thể, tế bào....). Tâm lý tương tác với + Điều hòa tương đối thỏa mãn nhu cầu sinh lý và ngược lại, trong tâm lý có sinh lý, tối thiểu của chủ thể loài người: Ăn, trong sinh lý có tâm lý ít/nhiều khác nhau. Uống, Ở, tình ái... (cân bằng tương đối về mặt sinh lý -> tác động đến tâm lý). Như quí ví thấy ở bảng nhìn nhận về vấn đề tranh giành bên trên, chúng ta biết rằng: Vấn đề tranh giành mục đích là để thỏa mãn về nhu cầu trực tiếp của chủ thể hoặc chịu sự điều khiển/sai khiến/tác động của chủ thể khác hoặc cả hai. Nhu cầu này xuất phát từ trong tâm lý & sinh lý (vô hình và hữu hình), ở một không thời gian của con người (khởi phát từ 1 cá nhân, một số cá nhân, ràng buộc/lôi kéo nhiều cá nhân,...), thôi thúc cá nhân/họ tranh giành những thứ mà cá nhân/họ đang có nhu cầu, nhu cầu càng cao thì yêu cầu thỏa mãn càng mãnh liệt, tranh giành càng khốc liệt. Có thể vì thế mà: Khi Chúa/Phật/các vị bồ tát/cao nhân/... thiện lành nhận biết/giác ngộ ra những điều này đã khuyên răn mọi người nên ăn ở hiền lành, tu tâm dưỡng tính,..., ăn chay niệm phật, thiền định tâm tính... để diệt trừ tâm tà ác, diệt khổ/diệt trừ nhu cầu bản thể... để được lên thiên đường, để trở về với chúa, về với phật, về nơi bồng lai tiên cảnh,..., đừng ganh đua, tranh giành, cướp bóc... của nhau nữa...; còn đối với những người thực dụng thì tập trung về mặt cải thiện đời sống được coi là vật chất, họ giao giảng rằng phải có quyền lực lớn, phải thật giàu có, nhiều của nả, tiền bạc lên, ăn cho thật ngon, chơi cho thật sướng, ... khi đó mới là an toàn, quyền quí, oai vệ, cao sang, sung sướng hơn người, ... khi khá giả về kinh tế/tiền tài/vật chất con người sẽ cởi mở với nhau, thông thoáng về tinh thần, an vui hạnh phúc (có thực với vực được đạo). Vâng, những lời khuyên dạy của Chúa/Phật/... và của những người thực dụng về vật chất đều cần thiết. Nếu chúng ta nhìn nhận ra và quí trọng lấy những điều hay lẽ phải của Chúa/Phật... , của những người thực dụng vật chất khuyên răn, chỉ dạy để điều hòa bản thể hướng thiện thì rất đáng quí và cũng có thể đem đến cuộc sống tươi đẹp. Nhưng, hình như những gì Chúa/Phật/... khuyên bảo còn khó nhìn nhận ra lắm (với 5 giác quan thông thường và 1 giác quan đặc biệt), loài người vẫn thấy nhiều mơ hồ về những gì Chúa/Phật... khuyên nhủ đó (đặc biệt là vấn đề giới luật, thiền định... rất khó thực hành), đến nay thậm chí nhiều người chẳng tin được những điều khuyên nhủ đó; còn đối với những người thực dụng, khi bon chen đạt đến mức được coi là đỉnh cao thì lại thấy có gì đó bâng quơ, giả tạo, có khi hoang mang, lo sợ xuất hiện nhiều hơn là an vui,... đôi khi đùng một cái mọi sự tan tành mây khói. Chúng ta phải làm sao bây giờ? Chúng ta nên tìm một hướng hóa giải nào đó có thể nhận thấy rõ ràng hơn có tác động đến mặt nhìn nhận thực tế của con người (cả về sinh lý và tâm lý), may chăng, hi vọng sẽ cải thiện được sự tranh giành ác liệt của loài người. Quay trở lại vấn đề tranh giành, tranh giành là để thỏa mãn nhu cầu (cá nhân/tập thể/quốc gia/dân tộc/tôn giáo...) sinh lý và tâm lý (cả vô hình và hữu hình). Thông thường, bất kỳ ai sinh ra, tồn tại trên hành tinh này đều có nhu cầu cần thỏa mãn. Nhu cầu căn bản đối với một người, chúng ta nên chỉ ra đó là: Được sống/tồn tại (ăn, uống, chăm sóc khi còn nhỏ/ốm đau bệnh tật/khi về già), được cư trú, được đi lại/di chuyển, được học tập, được giãi bày quan điểm, tranh luận; được làm việc và thụ hưởng (vui chơi, giải trí) và yêu thương, chia sẻ. Giải quyết được tương đối hài hòa nhu cầu căn bản này đối với mỗi người, xã hội sẽ giảm thiểu được sự tranh giành; điều tốt đẹp, hòa bình cho toàn nhân loại sẽ là sự thật. Để giải quyết tương đối hài hòa nhu cầu căn bản này, thì việc điều chỉnh, điều hòa về mặt bản thể của từng người, từng gia đình là rất cần thiết (theo các lời khuyên răn, tu luyện,... rèn luyện khí công, thể dục thể thao,...)-nó giúp cho nhu cầu muốn đòi hỏi/đáp ứng của từng bản thể được dần ổn định ở mức tối giản theo hướng tốt đẹp; còn về mặt tổng thể xã hội cũng cần phải có sự điều hành chân thực để đảm bảo tương đối công bằng sự hài hòa của toàn thể xã hội trên hành tinh này (liên quan đến một mô hình xã hội mới có tính tương đối hài hòa toàn cầu; những mô hình kiểu phân biệt lãnh thổ/quốc gia/dân tộc/tôn giáo/tập trung quyền lực/quyền hành cao ở một số người đứng đầu/một số bộ phận xã hội như hiện nay không phù hợp). Có phải hành tinh này thiếu thốn thức ăn, nước uống, thiếu thốn nơi ở, thiếu thốn tình ái, ... Nếu theo cách nhìn hiện nay thì không thiếu thốn gì cả, chỉ là chúng không được chỉ ra rõ ràng... thiếu sự chân thực, - 11 - công khai trong vun trồng, bồi đắp, khai thác, sử dụng, điều hành phân chia.... Ai cũng muốn mình phải hơn người... Đừng như vậy nữa. Có một lý thuyết rất hay đã được nhiều người đưa ra và bàn luận tới (có thể là từ thời những người Hy Lạp cổ đại,... Jean-Jacques Rousseau, David Hume, Hegel, Karl Marx, Kant, Jürgen Habermas,...). Nhân loại tiến bộ nên tập chung cho lý thuyết này, đó là lý thuyết về “cái chung và cái riêng” (Public and Private). Sử dụng lý thuyết này ở tầm nhìn rộng mở (toàn cầu và thiện lành) nhân loại sẽ giải quyết được vấn đề về điều hòa tương đối hài hòa nhu cầu nhân loại, về vấn đề tranh giành. Để có được “hòa bình, ổn định và phồn thịnh phát triển”, loài người cần một quá trình nhìn nhận, suy ngẫm, tiến bộ nhất định; ở đó loài người cần đạt đến sự hiểu biết căn bản chung tương đối đồng đều nhau, một mô hình tổ chức xã hội mang tính toàn cầu sẽ được xây dựng. Vấn đề “cái chung”, “cái riêng”; “phân cấp cái chung, cái riêng” được chỉ ra tương đối rõ ràng và được sự đồng thuận chung tương đối toàn diện trên toàn cầu. Bất kỳ ai trên hành tinh này (từ bé cho đến già) đều nên được hiểu biết về “cái chung, cái riêng; sự phân cấp/phân loại cái chung, cái riêng; vấn đề chia sẻ cái chung, cái riêng” (thông qua sự khuyên dạy, chỉ bảo của gia đình, bạn bè, ...; sự dạy giỗ, giáo dục của nhà trường...). Quí vị sẽ cùng nhau bàn thảo nhiều về “cái chung, cái riêng; sự phân cấp cái chung, cái riêng; vấn đề chia sẻ trong cái chung, cái riêng”. Chẳng hạn như: - Cái chung hữu hình tạm thời to lớn trong không thời gian hiện hữu của loài người đó là vũ trụ và hành tinh này. Trên hành tinh này có: Loài người, tài nguyên thiên nhiên (động vật, thực vật, khoáng sản, đất, nước, ...),... Nếu chúng ta coi một số thứ có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu thiết yếu của một người (như: đất đai, biển, bầu trời, nguồn nước, ...) và đã gọi là cái chung mang tính thiết yếu chung toàn cầu thì những cái chung đó không ai được chiếm hữu làm cái riêng, tùy theo không thời gian chỉ nên được phép phân chia tương đối hài hòa, tạm thời quản lý để khai thác, sử dụng, bồi đắp trong quá trình sống của mình (phân cấp cái chung, cái riêng theo mô hình tổ chức xã hội mới; trong cái chung có cái riêng, trong cái riêng có cái chung, cái chung nhiều phần cái chung vài phần, cái riêng nhiều phần, cái riêng đơn lẻ...); mọi người trên hành tinh này sống hòa quện lẫn nhau theo không thời gian; không nên phân biệt ranh giới lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không, dân tộc, tôn giáo, hệ phái ngôn ngữ, giới tính,...; đội ngũ quản lý giữ vai trò điều hành điều hòa tương đối về những thứ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của loài người và đội ngũ này cần được bầu chọn trực tiếp từ xã hội, công khai rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (mang vai trò điều hành các nguồn lực để đảm bảo sự tương đối hài hòa, công bằng cho xã hội; điều hòa tương đối được các hoạt động trên hành tinh để đảm bảo nhu cầu sống của mỗi người, đảm bảo sự duy trì tương đối của tự nhiên, khai thác, sử dụng tương đối đồng thuận về tự nhiên, hiểu về tự nhiên, nắm bắt tri thức, quy luật của tự nhiên mà cải tạo, bồi đắp ...; được hưởng các quyền lợi công khai; bị loại ra/bị trừng phạt ... khi vi phạm ...). - Cái chung vô hình tạm thời lớn nhất nhân loại nên trân trọng đó là: Sự hiểu biết chung về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng người trên hành tinh này. Bất kỳ ai trên hành tinh này (không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính,...) đều nên có vai trò sống chung tương đối hòa đồng cùng nhau, dần tìm hiểu nắm bắt các quy luật của tự nhiên, hoạt động cải hóa, điều hòa cùng tự nhiên để hành tinh này trở nên tốt đẹp; có trách nhiệm tôn trọng quyền của mình và của người khác, không xâm hại đến quyền của người khác, học tập, lao động (trí óc/cơ bắp) để sống, phát triển; có quyền được thỏa mãn những nhu cầu căn bản như tồn tại, ăn, uống, ngủ nghỉ, chăm sóc... Mỗi cá nhân nhất thiết nên tiếp nhận/được học tập, suy nghĩ và hành xử trên nguyên tắc trân trọng và tôn trọng quyền, vai trò và trách nhiệm của chính mình và của từng cá nhân khác; nên yêu thương và chia sẻ; những ai vi phạm quyền làm người, tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng (từ tách biệt riêng, tạm thời bị tước đoạt đi một số quyền làm người để cải hóa/giáo dưỡng lại cho đến phải bị diệt trừ). - Cái chung về vô hình mang tính tín ngưỡng tôn giáo đối với những người có đức tin về Chúa/Phật/thánh thần, ... nên thống nhất Chúa/Phật/thánh thần, ... là những đức tin chung toàn nhân loại ở trong đó có chứa đựng những điều thiện lành nên hướng tới (nên nhìn nhận và hướng theo những điều tốt đẹp thiện lành, không nên bị dẫn dắt để làm những điều thiếu thiện lành/tranh giành, xâm hại/họa hại đến quyền làm người của bất kỳ một ai). - Cái riêng tạm thời lớn nhất của từng người đó là bản thể (cơ thể, tâm lý và sinh lý). Ước nguyện thiêng liêng bình dị của những con người bình thường, như: được sống/tồn tại, cư trú, đi lại/di chuyển, học tập, tín ngưỡng & tôn giáo, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc khi còn bé/lúc về già/khi ốm đau bệnh tật, - 12 - duy trì nòi giống, làm việc và thụ hưởng theo công quả; bị trừng phạt theo mức độ họa hại gân nên đó là cái riêng nên được ưu tiên trân trọng. Vv... Những “Cái chung, cái riêng” này thực ra chúng ta đang làm ở mọi nơi trên thế giới, tuy nhiên mức độ cho bao quát chung toàn hành tinh chưa được nhìn nhận, nó còn đang luẩn quẩn trong mỗi quốc gia, trong mỗi dân tộc, ... và thêm vào đó nó có những uẩn khúc u mê về chiếm đoạt sở hữu... thiếu sự chân thành, chân thực, công khai. Không nên phân biệt mầu da, quốc gia, tôn giáo, giai cấp,... không nên vua chúa, danh gia, hoàng tộc, cho mình đại diện cho trời (thay trời hành đạo), mình có quyền ngồi trên đầu người khác, sai khiến người khác, dùng sức mạnh vũ lực để quy hàng, khiến người khác phải phục tùng, phụng sự mình... khổ lắm. Về vấn đề bá chủ/top đầu: Nếu xung quanh quí vị, ai cũng hiểu biết như quí vị, ai cũng hồn nhiên, ai cũng đều phải học tập/làm việc ngang quí vị, tốt đẹp như quí vị – Và có một mạng lưới tổ chức điều hành, điều phối chân thực tương đối công bình, xứng đáng đảm bảo công bình, bình yên cho toàn xã hội? – Quí vị sẽ thấy thế nào? Không, tôi phải hơn nó, tôi phải hơn tất cả ... ? Tôi chỉ muốn tôi là số 1, là top đầu; con cái, gia đình tôi, trường học, bệnh viện... thuộc top đầu, quốc gia tôi hoành tráng đứng đầu, ... top đầu và top đầu.... tại sao? Vì như thế mình mới nở mày nở mặt, mới đẹp đẽ, tài ba hơn người, là nhất, là vô địch thiên hạ/anh hùng cái thế hơn người, là sung sướng, là oai phong, là phú quí vinh hoa bậc nhất... Họ đang căn cứ vào trên tiêu chí gì? Sự phân biệt này họ dựa trên những tiêu chí nào? Liệu có tốt không? Tại sao tốt, tại sao lại không tốt, tốt ở chỗ nào và không tốt ở chỗ nào? Những điều này nó có gì đó giông giống trong thế giới loài vật? Nó có mâu thuẫn gì đến công bằng, đến văn minh nhân loại, đến sự tiến triển đi lên của nhân loại, đến bình yên nhân loại? Những điều này nên như thế nào đây? Quí vị có đồng ý là chúng ta đều mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho bạn bè mình, cho mọi người xung quanh mình, cho toàn thể nhân loại này không? Vâng, những suy nghĩ về top đầu,... ấy không nhỏ nhoi đâu ạ, thực sự nó chất/ẩn chứa sự mạnh liệt vươn lên (đồng thời có những uẩn khúc mãnh liệt về tranh giành). Tuy nhiên, quí vị không tồn tại độc lập trong thế giới của riêng mình, thế giới này, xung quanh quí vị là rất nhiều cá thể khác, để vươn lên bá chủ/top đầu trong một khoảng không thời gian, quí vị phải vật lộn/cạnh tranh/đấu đá với người khác (vì lúc đó không chỉ mỗi quí vị, người khác cũng sẽ cũng muốn họ là top đầu và rồi cuộc canh tranh sẽ càng ngày càng khốc liệt khi mà càng nhiều người đều muốn vươn tới top đầu, xã hội hiện tại đang là như thế. Thực tế chỉ ra rằng: Cái kiểu xã hội vận hành như thế này sẽ đầy dẫy bất công, tranh giành, chiếm đoạt – Nó giống nhiều với thế giới tự nhiên của loài vật. Nhưng loài người lại luôn vỗ ngực tự xưng ta tri thức hơn người, ta là loài thông minh bậc nhất, nhưng thực chất nhìn nhận kỹ lại những cách hành xử chỉ là tinh vi xảo quệt hơn loài vật mà thôi-Quí vị thử quán lại tâm trí của bản thân mình, nhìn sang cả những người xung quanh mình xem có đúng như thế không? Cách suy nghĩ, hành xử này dẫn con người ta đi đến đâu? Đi đến phải kiếm cho thật đầy, nèn cho thật chặt mọi thứ, lòng tham cứ thế bùng lên... nếu không biết dừng, không biết đủ thì đến lúc nó sẽ vỡ/nổ tung và chúng ta lại trở về cùng cát bụi. Do đó, chúng ta không nên tham lam vô độ, điều đó không có nghĩa là chúng ta không có khát vọng vươn lên, cần phải vươn lên, nhưng trong tầm hiểu biết mang tính tính thiện lành, hòa ái, sẻ chia cùng phát triển (biết mình, biết người). Vâng, quí vị có thể giữ quan điểm của mình: Tôi có tiền, có quyền, có thế lực, tôi thông minh tài giỏi hơn người, uyên thâm bác học hơn người, sức vóc lực lưỡng hơn người, gia tộc tôi bề thế, của nả đời trước để lại đầy ắp tôi phải ăn xung mặc xướng bậc nhất thiên hạ, sao tôi phải san sẻ, sao tôi phải bố thí cho đứa nào.... Không nên nhìn thiển cận thế, đang như thế và có thằng khác nó cũng có tư tưởng thế và sẽ có ngày nó sẽ tìm nhiều thủ đoạn, tìm cách có được những cái của quí vị.... cái vòng luẩn quẩn đó có nên không? Tranh giành để thỏa mãn nhu cầu/mong cầu và vấn đề xung đột, bạo lực/đổ vỡ hạnh phúc gia đình: Quí vị thấy không! Đối với trẻ em, thông thường nhu cầu của chúng rất đơn giản: Được chăm ắm, bế bồng, ăn, uống, ngủ nghỉ, chạy nhảy/hoạt động, vui chơi. Những nhu cầu thiết yếu này của lũ trẻ đa phần là dễ được thỏa mãn, cho nên chúng ta thấy chúng rất hồn nhiên, ngây thơ trong sáng; không bị cáu gắt, bực bội, lo sợ,... như người lớn. Nhưng, dần dần trong môi trường sống, dưới sự tác động của bố mẹ/gia đình, nhà trường, - 13 - xã hội,... (với những thông tin chúng tiếp nhận được qua các giác quan nhìn/nghe/...) và dưới sự lớn lên về thể chất/thay đổi về mặt sinh lý cơ thể; trong chúng dần nảy sinh thêm nhu cầu, càng trưởng thành nhu cầu càng nhiều (nhu cầu về: ăn ngon, mặc đẹp, sang chảnh, thứ nọ điều kia, về bạn tình, thể hiện tính đàn anh/đàn chị.... Nguồn gốc của những nhu cầu dần nảy sinh này, nhìn nhận khách quan mà nói có một phần là do sự thay đổi về mặt sinh lý của cơ thể, một phần là do bản năng/bản tính/tiềm thức và phần nhiều khác là do bố mẹ/gia đình, bạn bè, môi trường xã hội... nhồi nhét vào trí óc chúng, khiến chúng dần bị cuốn hút vào những nhu cầu nảy sinh đó); khi nhu cầu nảy sinh cần thỏa mãn càng nhiều, chúng sẽ đòi hỏi bố mẹ/gia đình đáp ứng, nếu không được thì trong chúng dần nảy sinh ra những ý nghĩ tranh giành, thậm chí là trộm cắp/cướp, đánh đấm, chiếm đoạt lẫn nhau... để thỏa mãn nhu cầu. Đối với người lớn, nhu cầu của người lớn được dần dần hình thành từ quá trình trưởng thành (từ bé cho đến lúc trưởng thành); khi trưởng thành rồi, tiếp tục các nhu cầu (ngũ dục: danh/địa vị/quyền lực..., tài/của cải/tiền bạc/vật chất..., sắc/sắc dục/tình ái/mặc đẹp..., thực/ăn ngon/cao lương mỹ vị..., thùy/ngủ nghỉ nhiều...,...) vẫn tiếp tục được gia tăng theo môi trường xã hội theo thời gian; nó biểu hiện/ẩn núp trong từng cá nhân/gia đình/tập thể/quốc gia/dân tộc/tôn giáo/.... Để thỏa mãn nhu cầu, con người ta sẽ tìm mọi cách để có được những thứ họ cần; tranh giành, trộm cắp, mưu mô, thủ đoạn.... xung đột bạo lực, chiến tranh từ đó mà ra và ngày càng tinh vi, khốc liệt – Đó là cái khổ của toàn nhân loại. Vì thế mà các cụ bảo rằng nên “biết đủ, biết dừng” hay Đức Phật khuyên bảo con người ta nên tu hành - Tu hành là để ngộ ra được cái khổ/nguồn gốc cái khổ, chỉnh/sửa lại thân tâm theo hướng vứt bỏ đi cái khổ/diệt khổ (từ bỏ/khắc chế dục vọng, đặc biệt là ngũ dục-bằng con đường thực hiện/hành ăn chay, tụng kinh/niệm phật, thiền định, tuân thủ các giới luật của nhà phật/nhà tu hành), khi đó thân tâm con người ta sẽ được thư thái/thanh tịnh, về với niết bàn an lạc là như thế. Bên Thiên Chúa giáo, Đức Thiên Chúa cũng khuyên nhủ con người ta sám hỗi tội lỗi trước Thiên Chúa để trở về với tình thương yêu của Thiên Chúa, mục đích cũng là để con người ta nhìn nhận ra nỗi khổ của chính mình (tội lỗi chính là nỗi khổ đang dày vò thân tâm họ); khi con người ta quỳ xuống sám hối bên Chúa đó là lúc con người ta hình như đã nhận ra được nỗi thống khổ trong chính mình/nỗi khổ do nhục dục bản thân mình mà ra và xin Chúa cứu giúp cho họ.... Đối với gia đình, gia đình được cấu thành tối thiểu bởi 1 đôi vợ chồng và những đứa con. Mới đầu sau khi kết hôn thường thì 2 vợ chồng cũng ngọt ngào âu yếm yêu thương nhau, nhưng rồi sau đó gia đình có hạnh phúc đầm ấm yêu thương lâu dài nữa hay không nó phụ thuộc vào sự đồng thuận tương đối cân bằng thỏa mãn nhu cầu chung của hai vợ chồng (nhu cầu chung bình dị thường là: Tình ái, ăn uống, chỗ ở, đồ dùng sinh hoạt, chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan hiền hòa; ứng xử/cư xử, chăm lo cho bố mẹ đôi bên chu đáo. Còn, nhu cầu nhiều hơn cao hơn nữa là phú quí, giàu sang, tiền tài, danh vọng, quyền lực, con cái giỏi giang/tài giỏi hơn người,... ) . Nếu có sự đồng thuận tương đối cân bằng thỏa mãn nhu cầu chung của hai vợ chồng hoặc 1 bên biết/chịu lép vế/chịu thiệt thòi/nhẫn nhịn/khéo léo nhường nhịn nhau thì cuộc sống gia đình sẽ đầm ấm hạnh phúc. Còn không thì sẽ rất dễ đổ vỡ. Chẳng hạn: Sau khi kết hôn, cả hai vợ chồng bản chất cũng đều là những người chất phác hiền hòa, biết tiết chế nhu cầu bản thân, biết đủ, biết dừng; Sinh hoạt tình ái hài hòa; phấn đấu có chỗ ăn chỗ ở, mặc giản dị/phù hợp, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết/phù hợp; đồng thuận chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan hiền hòa, biết lễ phép lễ độ, có kiến thức căn bản hiểu biết, thiện lành; ứng xử/cư xử, chăm lo cho bố mẹ đôi bên chu đáo và họ điều có ý thức, trân trọng gìn giữ những điều đó thì gia đình thường đầm ấm hạnh phúc. Nhưng, ngay sau khi cưới người chồng hoặc vợ hoặc cả hai bộ lộ ra những nhu cầu rất cao cần đáp ứng (bản chất những nhu cầu này đã được chất chứa/ấp ủ từ quá khứ và được che dấu đi) hoặc nảy sinh dần ra những nhu cầu theo thời gian (do tác động của môi trường sống xung quanh: môi trường làm việc, tiếp xúc bạn bè/so sánh với bạn bè, ...), ví dụ như họ bộc lộ/nảy sinh ra những nhu cầu: quyền hành phải bậc nhất/bậc nhì thiên hạ/phải như ông nọ bà kia; tiền của/vàng bạc châu báu phải đầy ắp; ăn thật ngon/cao lương mỹ vị/sơn hào hải vị/nhà hàng sang trọng, mua sắm hàng hiệu/mặc thật diêm dúa/sang chảnh; kẻ hầu người hạ, đi đâu ai cũng tròn mắt ngước nhìn khen ngợi; tình ái mãnh liệt/đa dạng, nhà cửa phải biệt thự này/nhà lầu kia/lầu vàng điện ngọc, đất đai rộng lớn, xe hơi/tàu thủy/máy bay hạng sang; con cái phải giỏi giang/nổi bật/nổi trội hơn người/phải top đầu thiên hạ/học vào những ngôi trường top đầu danh giá,... – dễ hiểu thôi, nhu cầu/mơ ước/tham vọng mà cứ thỏa mãi ước mơ/năng cầu; vâng giả sử, họ có tài năng thực sự thiên phú cho họ, họ chăm chỉ học hành/cày cuốc chân thực và may mắn được trợ giúp, được người thân để lại cho của nả và họ dần có được những điều họ có nhu cầu/mong cầu đó thì thật tốt đẹp; Ngược lại, với nhu cầu thì rất cao như vậy, nhưng vợ/chồng họ không đạt được/đạt đến - 14 - thì vợ/chồng dễ này sinh bực bội/cáu gắt, ghen ghét, đố kỵ, quát mắng/chửi bới/hay ca thán phàn nàn, ngoại tình tư tưởng, ngoại tình công khai... cường độ cao thì dẫn đến đánh chửi nhau, tranh giành, xung đột, bạo lực... đổ vỡ hạnh phúc gia đình; con cái thì bị tổn thương (tác động đến tâm sinh lý những đứa trẻ) và nếu tính di truyền là thực thì con cái cũng sẽ bị gieo giắc vào trong bản năng/bản tính/tâm trí/tâm thức những nhu cầu/sự tổn hại mãnh liệt đó và vòng lặp khổ ải cuộc đời sẽ diễn ra ngày càng thảm thiết. Nên biết tiết chế nhu cầu bản thân, biết đủ, biết dừng, biết tương đối phù hợp với gia đình mình. Cho nên quí vị (vợ/chồng) chỉ nên đòi hỏi có trừng mực những nhu cầu tối thiểu cần đáp ứng như: Sinh hoạt tình ái hài hòa; phấn đấu có chỗ ăn chỗ ở, mặc giản dị/phù hợp, mua sắm đồ dùng sinh hoạt cần thiết/phù hợp; đồng thuận chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan hiền hòa, biết lễ phép lễ độ, có kiến thức căn bản hiểu biết để tồn tại làm việc, thiện lành; ứng xử/cư xử, chăm lo cho bố mẹ đôi bên chu đáo và cả hai vợ chồng đều nên có ý thức và trân trọng gìn giữ những điều đó. Cân đối tương đối hài hòa sự đòi hỏi về những nhu cầu đó đối với gia đình sẽ giúp gia đình quí vị yên ấm hạnh phúc. Không nên đòi hỏi vợ/chồng/con mình phải đáp ứng thỏa mãn nhu cầu/yêu cầu/tham vọng/tham lam cao độ của mình khi mà vợ/chồng/con mình không đồng tình/đồng thuận về những nhu cầu cao đó. Vì bản chất nhu cầu/tham vọng cao đó là nhu cầu/tham vọng của cá nhân người vợ hoặc người chồng chứ không phải là nhu cầu/tham vọng chung của những thành viên khác trong gia đình, chẳng qua quí vị cố tình gán ép, biến nó thành nhu cầu chung của mọi thành viên trong gia đình, rằng nhu cầu/yêu cầu/tham vọng/tham lam cao độ đó là điều mà tất cả thành viên trong gia đình quí vị phải đạt được – Căng thẳng, mệt mỏi lắm, dễ đổ vỡ lắm quí vị ơi. Nếu quí vị cứ nhất quyết rằng nhu cầu đòi hỏi của quí vị là chính đáng, là chẳng có gì là quá đáng cả và rằng chồng/vợ/con mình phải làm được điều đó thì gia đình mới sung sướng hạnh phúc, mới bằng chúng bằng bạn bằng bè, hơn người này người kia – vâng, nếu nhất quyết phải như vậy thì quí vị nên quan tâm/chăm chuốt, tìm cách khéo léo thuyết phục được những thành viên gia đình mình đồng tình/đồng thuận/đồng hành/chập thuận cùng nhau tham vọng đạt đến những đỉnh cao thỏa mãn các nhu cầu cao quí đó; còn không thì quí vị phải cô đơn tự thực hiện một mình; thậm chí phải tách riêng ra/ly dị để chạy đi đến với những người thỏa mãn được những nhu cầu do mình đòi hỏi; chứ không nên nghĩ rằng đã là vợ/chồng/con trong gia đình với nhau rồi thì đương nhiên vợ/chồng/con mình phải thỏa mãn được những nhu cầu cho mình. Quí vị thử nhìn nhận xã hội hiện nay xem có nhiều gia đình như thế lắm (một phần cũng là do cái giai đoạn xã hội này, tiêu chuẩn về đỉnh cao/top đầu về tiền tài, danh vọng, vật chất, sang chảnh... khoe của/khoe con... là hàng đầu; vai trò điều hòa tương đối nhu cầu xã hội của/đảm bảo tương đối hài hòa công bằng xã hội của đội ngũ lãnh đạo cầm quyền không làm được, thậm chí nhu cầu/tham lam của họ còn kinh khủng rất nhiều, cho nên khiến con người ta quay cuồng điên đảo chạy đua cùng nhau dòng dã). Người chồng ra ngoài thấy cô kia xinh đẹp, sang chảnh, khêu gợi... về nhà cũng đòi hỏi vợ mình phải như thế này như thế kia (nảy sinh nhu cầu mới); người vợ ra ngoài thấy bạn bè mình, chúng ăn mặc sang chảnh/vàng ngọc đầy mình, nhà lầu/xe hơi, du hí khắp nơi, chồng chúng quyền lực bề thế giàu có, con chúng tài giỏi hơn người ... thì về cũng nảy sinh nhu cầu đòi hỏi chồng/con mình cũng phải như thế. Vâng, nếu anh chồng không thể kìm hãm tiết chế được nhu cầu, không biết rằng có người vợ bên cạnh mình là đủ rồi, nên dừng lại thì cũng nên thì thầm với vợ rằng em nên thay đổi thế này thế kia thì sẽ ổn hơn.... mà chỉ biết chê bai vợ mình không xinh đẹp bằng người,... thì sẽ dẫn đến ngoại tình, tìm ra ngoài để thỏa mãn,... gia đình sẽ đổ vỡ; Người vợ cũng vậy, nếu không thể kìm hãm tiết chế được nhu cầu của mình thì cũng nên hiểu rằng để người chồng mình quyền thế, giàu có,... thì bản thân người chồng đó cũng phải có nhu cầu tham vọng như thế/hoặc mình cũng cần khéo léo chịu thiệt một chút về bản thân để chăm lo, vun vén, san sẻ, khích lệ người chồng lăn lộn/kiếm chác thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi cho mình; để con cái mình cũng tài giỏi được coi là hơn người thì con cái mình cũng cần có năng lực/tố chất, cần được mình quan tâm/săn sóc/khích lệ/động viên/kèm cặp/chỉ bảo... Nhưng không, tôi phải làm những thứ này việc kia của tôi, tôi bận lắm/tôi phải đi lăn lộn kiếm tiền/tôi phải spa này spa nọ/tôi phải giao du bạn bè làm ăn/buôn bán... vợ/chồng/con tôi phải tự làm được điều này điều kia theo nhu cầu/yêu cầu của tôi mong muốn (đừng đổ lỗi cho người khác về những gì mình không thấy thỏa mãn, quí vị có dư thời gian để lướt điện thoại, để tán ngẫu với bạn bè, để ăn chơi/nhậu nhẹt phè phỡn,... nhưng quí vị cứ lý do là không có thời gian để quan tâm đến gia đình; rồi quí ví lại cứ đòi hỏi rằng những thành viên gia đình đó phải quan tâm đến mình, phải thỏa mãn nhu cầu cho mình – sao mà quí vị tham lam, hẹp hòi, ích kỷ vậy-Không nên; Quí vị nên chấp thuận việc mình có được cái này thì chịu thua thiệt về cái kia một chút đi, không nên tham lam vô độ). Vâng, vợ/chồng/con quí vị mặc dù mang ý nghĩa trong một gia đình nhưng về mặt bản thể, họ là những bản thể riêng biệt, họ cũng phải có quyền độc lập - 15 - của họ, họ không thể đáp ứng chiều ý hoàn toàn theo nhu cầu/yêu cầu của quí vị được, do đó quí vị cần thiết nên biết đủ, biết dừng, biết tiết chế nhu cầu/dục vọng/tham vọng của mình; biết hài hòa với nhu cầu của các thành viên trong gia đình, biết tương tác/quan tâm chăm sóc gia đình mình; đừng nên cố biến nhu cầu/dục vọng/tham lam của mình thành nhu cầu/dục vọng/tham vọng hiển nhiên của những thành viên khác trong gia đình quí vị – Để biết đủ, biết dừng, biết tiết chế nhu cầu bản thể quí vị nên nhìn nhận/giác ngộ ra được chúng, tìm đến Phật pháp, tìm đến những lời khuyên nhủ của Thiên Chúa,... Thế giới yên ấm, hòa bình khi cá nhân (tu tâm dưỡng tính, biết đủ, biết dừng), gia đình (bố mẹ tu tâm dưỡng tính, biết đủ, biết dừng; nuôi dạy con trẻ thiện lành, hướng dẫn con trẻ tu tâm dưỡng tính, biết đủ, biết dừng; không nên nhồi nhét tham vọng/nhu cầu/mong cầu/tham lam của bản thân mình cho vợ/chồng/con, không nên biến nó thành nhu cầu/tham vọng của vợ/chồng/con, không nên biến nó thành cái nhu cầu/tham lam chung của gia đình), xã hội (đội ngũ điều hành xã hội do nhân dân bầu lên nên tu tâm dưỡng tính, biết đủ, biết dừng; hiểu và làm tròn vai trò, trách nhiệm điều hòa tương đối hài hòa các vấn đề chung của xã hội; không nên ỷ thế hơn người để mà tham lam/vơ vét,... ) yên ấm hòa bình. Mỗi người trên hành tinh này nên tối giản hóa nhu cầu bản thể, đó là được sống/tồn tại, cư trú, đi lại/di chuyển, học tập, tín ngưỡng & tôn giáo, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc khi còn bé/lúc về già/khi ốm đau bệnh tật, duy trì nòi giống, làm việc và thụ hưởng theo công quả; bị trừng phạt theo mức độ họa hại gân nên; Đội ngũ điều hành xã hội nên đảm bảo điều hành được tương đối hài hòa những nhu cầu tối thiểu đó cho mỗi người. Còn nếu như quí vị có rất nhiều những nhu cầu khác (chẳng hạn như 5 ngũ dục tài-danh-sắc-thực-thùy bên Phật giáo đã chỉ ra); đặc biệt là khi những nhu cầu/nhục dục vọng đó rất lớn nó sẽ dễ khiến qúi vị, thôi thúc quí vị tìm mọi cách để thỏa mãn; vâng, trong quí sẽ bùng lên các tham vọng/khao khát.... quí vị vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên, quí vị không nên áp đặt/cố tình truyền/biến những ham muốn/nhu cầu/nhục dục đó sang người khác, bắt người khác phải tuân theo/làm theo để thỏa mãn những thứ đó cho mình khi mà người khác không đồng tình/đồng thuận; đặc biệt là trong gia đình (nếu chồng/vợ coi vợ/chồng/con là đối tượng để thỏa mãn/phải thỏa mãn những “nhu cầu quá đáng” cho mình thì: nếu vợ/chồng/con khéo léo mà chịu nhẫn, chấp thuận theo thì có thể vẫn có sự đầm ấm êm đẹp; còn không sẽ nảy sinh xung đột/bạo lực, đổ vỡ sẽ sảy ra); nếu quí vị nhất quyết bắt buộc người khác phải thỏa mãn cho bằng được nhu cầu của mình (chẳng hạn: mặc dù về bản chất đó là nhu cầu của bố/mẹ, nhưng bố mẹ lại muốn áp đặt cho con, chồng/vợ áp đặt cho nhau) vì quí vị cho rằng những nhu cầu/yêu cầu/tiêu chuẩn đó đối với quí vị chúng là cấp thiết không phải cho quí vị nữa mà là cho vợ/chồng/con... (tự lừa dối mình-khổ quá) thì khi đó quí vị nên nghĩ cách, hành xử khéo léo đối với người mà qúy vị có ý định/mong muốn họ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu/yêu cầu của quí vị đó, làm sao để họ dần xuôi chiều và đồng ý/đồng thuận cùng quí vị; quí vị không nên gào thét/gầm rú/... than khổ (thực ra cái khổ đó là do chính từ nhu cầu/yêu cầu của quí vị mà sinh ra, quí vị khổ, nhưng không chỉ mình quí vị đâu, nó kéo theo cả những người thân yêu thương quí vị cũng khổ lây-quy luật tương tác chuyển là như vậy). Đời người đúng là khổ thật! Chỉ vì thỏa mãn nhu cầu/yêu cầu của bản thể thôi mà sinh ra đủ thứ chuyện. (bảo sao, khi Đức Phật ngài giác ngộ ra đã khuyên chúng ta tu hành để diệt một loạt thứ nhu cầu bản thể để về với niết bàn; bảo sao, khi Thiên Chúa ngài đến nhân gian là để khuyên con người ta ăn năn sám hối vì những nhu cầu mà con người ta đã gây nên các tội lỗi, cần phải sám hối, xưng tội/chấp nhận chịu sự phạt để về với tình yêu thương của Thiên Chúa). Thôi thì, từng cá nhân mỗi người trên hành tinh này nên sớm nhận biết ra nguồn gốc của sự khổ của đời người là do cần phải thỏa mãn các nhu cầu/yêu cầu của bản thể, chúng ta nên biết tiết chế lại các nhu cầu của bản thể, biết đủ, biết dừng; tu hành Phật Pháp, thực hành những lời khuyên răn của Thiên Chúa, ... để đời bớt khổ, để về nơi Thiên đàng với Chúa/với Phật. ............ hic hic....... Bất kỳ ai trên hành tinh này, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính,.... cũng đều nên được giáo dục để nhận thức được những điều về “cái chung, cái riêng; phân cấp cái chung, cái riêng”, tiết chế nhu cầu, sự tranh giành, đặc biệt trước khi bước vào tuổi trưởng thành. Để họ có suy nghĩ và hành xử dựa trên sự nhận thức tương đối rõ ràng về những điều này. Và tại sao lại nên như thế, vì thực tế quá khứ lịch sử đã chỉ ra rằng: Quy luật Tương tác chuyển (nhân quả) là có thật là rất phù hợp với không thời gian của nhân loại đang sống và rằng nếu để cho đấu tranh tự nhiên diễn ra thì hậu quả tai họa sẽ vòng lặp đau khổ trên hành tinh này, loài người ngày nay tiến bộ cần suy nghĩ và hành xử thiện lành, dựa trên sự hiểu biết sâu rộng, hòa ái, san sẻ, trân quí quyền làm người, nó sẽ tương tác và dẫn dắt mọi thứ theo vận hành theo hướng thiện lành. - 16 - Đội ngũ điều hành toàn cầu nên được bầu chọn ra từ trong sự đồng thuận cuả đại chúng, hiểu được vai trò trách nhiệm mang tính điều hành giúp cho an hòa, tương đối công bình trong xã hội và được hưởng quyền kính trọng, quyền ưu ái và sẵn sàng chịu kỷ luật, loại khỏi/thay thế bởi khác khi bị vi phạm. Mô hình xã hội mới phủ rộng toàn cầu nên được nghĩ tới, trong đó đặt vấn đề nội dung về nhận thức chung-riêng, phân cấp chung-riêng, quyền làm người là quan trọng nhất. Đặt vấn đề chân thực, công khai, khoa học tri thức nhân loại lên trên hết. Mọi đứa trẻ sinh ra trên hành tinh này nên được hiểu biết một cách chân thực về những gì đã sảy ra trong quá khứ, về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn.... Người lớn, có vai trò trách nhiệm nuôi dạy, dẫn dắt chúng thiện lành, yêu thương; hiểu và tôn trọng/trân quí quyền, vai trò, trách nhiệm của mình và người khác. - Vâng, và khi đại đa phần chúng ta đều nhìn nhận ra có một hướng tốt đẹp có thể giải quyết được thì quí vị ơi, những quốc gia to lớn ơi, những nhà cầm quyền ơi, những người đứng đầu các tổ chức tín ngưỡng tôn giáo, quốc gia dân tộc ơi, ... quí vị hãy thử suy ngẫm xem sao, hãy thử một lần xem sao. Những anh to lớn, những quốc gia nhỏ bé ơi... những quốc gia đang hùng hục phát triển quân sự, vũ khí.... hãy bình tâm suy nghĩ lại đi, tội nghiệp lắm.... Chúng ta không nên giải quyết về lâu về dài ... sự tranh chấp loài người theo cách đó nữa nhé. Hãy nghĩ nhiều hơn về hòa đồng nhân loại, về cái chung cái riêng tạm thời, toàn thể, ... để tương đối hài hòa thế giới, để .... đừng mang sức mạnh vũ lực, khí tài mà đánh giết nhau... Những gì quí báu đó để tiêu trừ tà ác, để vươn mình ra ngoài vũ trụ thì hay hơn; an hòa xã hội và hiểu về tự nhiên, hòa cùng tự nhiên, vươn mình xa ra ngoài vũ trụ mới nên là đích đến của toàn nhân loại. Vấn đề cuộc chiến N-U: Nếu những người cầm quyền vẫn bảo thủ lý do và nắm vai trò như hiện hữu (ẩn sau là nghệ thuật lắt léo, thủ thuật,...) và sự ràng buộc/kìm hãm/xoa dịu của quốc tế không đủ sức thuyết phục cả hai bên; N sẽ không rút lui nếu mục tiêu được coi là bênh vực phe ly khai chưa thành, U sẽ không chịu nhượng bộ và thậm chí có thể thọc sang bên lãnh thổ N nếu sự can thiệp, can dự từ phía tỏ vẻ bênh vực còn tiếp diễn và ngày càng xoắn sâu; những tác động can thiệp, can dự sẽ gây ra sự giằng co chiến sự, thậm chí có thể dẫn đến sự đổ vỡ tan tành, điều tồi tệ lớn có thể lan dài rộng ra ngoài, đau xót chồng chất cho cả hai và cho cả những bên can dự/ủy nhiệm. Tuy nhiên, nếu chúng ta tạm coi bản chất của cuộc chiến là vấn đề về tranh giành/đe dọa tranh giành và nỗi sợ hãi tranh giành (có nguồn gốc từ lịch sử và biểu lộ từ hiện tại) thì sẽ thấy hướng giải quyết. Cuộc chiến N-U nên kết thúc trong cách nhìn nhận bao quát, bao dung rộng lớn thiện lành của toàn nhân loại; trong sự phân tích, hòa giải của cộng đồng quốc tế (cả về mặt hữu hình & vô hình/sinh lý & tâm lý/bản tính/bản năng/ý thức). Nên & Không nên Đại hội đồng liên hiệp quốc, những khối liên minh/các quốc gia bên ngoài (những người - Liên hiệp đang giữ những vị trí chủ chốt, giữ vai trò điều hành): quốc, những - Nên nhanh chóng họp bàn, nhìn nhận lại vấn đề về sự tranh giành/đe dọa tranh khối liên giành/nỗi lo sợ tranh giành của loài người, về “cái chung, cái riêng; phân cấp cái chung, minh/các cái riêng” trên toàn hành tinh này. Nên chỉ ra tạm thời những thứ “chung, riêng” mang quốc gia bên tính toàn cầu (đất đai, nguồn nước, biển, trời, khoảng sản,..., chúa/phật,... – Những thứ ngoài không này, từ xưa đến nay loài người vẫn cho rằng nó nằm trong phạm vi quốc gia/dân tộc/tôn nên kích giáo/...,... cho nên anh nào mạnh chiếm lĩnh/giữ được {với đủ các loại lý do: nào là động thêm, nguồn gốc tổ tiên, hệ phái ngôn ngữ, sắc tộc,...} thì độc hành có quyền hành quản lý, khiến cho khai thác,... thiêng liêng cấm xâm phạm.... Không nên tiếp tục như thế ạ). Những “cái cuộc chiến chung” mang tính toàn cầu nên được các nước cùng nhau bàn thảo thống nhất điều càng ngày hành, phân chia khai thác, sử dụng, bồi đắp,... tương đối hài hòa chung toàn nhân loại, càng dữ dội để đem lại sự an hòa/hòa bình. Vai trò của đội ngũ lãnh đạo quản lý trong tương lai nữa. (trong một mô hình kiến trúc mạng lưới xã hội mới) được nhân dân bầu ra nên là để điều hành các hoạt động chung nhằm mang đến cho xã hội toàn cầu tương đối hài hòa, phát triển; để cái hóa/dẹp trừ cái tà ác, đảm bảo tương đối công bình cho cái thiện lành sinh sôi nảy nở; mang đến niềm an vui hạnh phúc tương đối cho toàn nhân loại; không nên khủng hoảng, bá chủ/bá quyền/... lộn xộn như bây giờ. Quy luật “Tương Tác Chuyển” chỉ ra rằng mọi thứ trên hành tinh này đều vận động tương tác, tác động qua lại lẫn nhau (quí vị nên suy ngẫm rộng lớn, bao quát toàn hành tinh này; không nên nhìn nhận thiển cận nhỏ nhen trong phạm vi cá nhân/gia đình/quốc - 17 - gia/dân tộc/tôn giáo/...); không nên giải quyết các vấn đề “cái chung, cái riêng; phân cấp cái chung, cái riêng”, sự tranh giành/đe dọa tranh giành/nỗi lo sợ tranh giành của loài người trên hành tinh này bằng xung đột bạo lực, bằng chiến tranh, điều đó gây nên vòng xoáy lặp nhiều đau khổ bất hạnh lâu dài cho toàn nhân loại. - Nên công minh, thẳng thắn phân tích, cố gắng chỉ rõ ràng ra: + Phía N (đặc biệt là những người đứng đầu, có vai trò điều hành đất nước) có những đúng đắn/sai trái nào khi phát động cuộc chiến, căn cứ vào đâu; chẳng hạn: Về lý do bất bình và bênh vực cho những người nói tiếng N/những người mong muốn ly khai khi nhìn thấy/nghe thấy/thông tin thấy... và cảm thấy bị đe dọa/lo sợ/bất an về sự lớn mạnh/chuẩn bị của Mỹ, NATO mà nảy sinh khởi chiến thì có thể tạm cảm thông được (vì căn cứ theo lẽ tự nhiên, khi mà xung quanh hàng xóm họ dầm dập các mối đe dọa, nhìn thấy sự bất bình bất mãn hiện hữu... mà những ràng buộc về luật pháp quốc tế/... chưa đủ để đảm bảo công bằng/chưa đủ thuyết phục, cảm thấy sức lực quốc gia đủ mạnh thì sẵn sàng bùng lên chiến sự là điều dễ hiểu); tuy nhiên, về mặt chân-thiện-ái thì sai trái, mang tính hung hãn thiếu thiện lành, gây nên đau thương/mất mát/hận thù cho nhiều người...; không nên như vậy; về mặt vi phạm luật pháp quốc tế thì... + Phía U (đặc biệt là những người đứng đầu, điều hành đất nước) có những đúng đắn/sai trái nào khi để cho cuộc chiến sảy ra, khi phải đương đầu chống chọi/chiến đấu lại. Với những gì đã qua, N-U và chúng tôi (Liên hiệp quốc, Mỹ, NATO, ...) đều có cái lý của mình. Tuy nhiên, từ bây giờ trở đi, chúng ta nên chuyển sang hướng nhìn nhận thiện lành rộng lớn mang tính toàn cầu hơn. Khuyên cả N và U nên tạm dừng chiến sự và khuyên cả NATO, Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan,.... cùng ngồi lại chung với nhau, với Liên hiệp quốc nhìn nhận lại về sự tranh giành/đe dọa tranh giành/nỗi lo sợ tranh giành của loài người, về “cái chung, cái riêng; phân cấp cái chung, cái riêng” trên toàn hành tinh này; về việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh giành trong lịch sử đã qua (trong đó có cả vấn đề N-U, Syria, Afghanistan, Iraq,...) bằng xung đột bạo lực, chiến tranh là thiển cận/nhỏ nhen/tối tăm, là khổ đau/hận thù chồng chất,... (cách giải quyết theo kiểu như cuộc chiến N-U, hay như kiểu chạy đua vũ trang ở nhiều nơi hiện nay nên dừng lại, chúng là tà ác, gây nên vòng xoáy lặp nhiều đau khổ bất hạnh lâu dài cho toàn nhân loại; loài người văn minh tiến bộ không nên giải quyết theo hướng cũ đó nữa)-cách giải quyết đó nên là quá khứ. Với cách nhìn nhận thiện lành rộng lớn mới, chúng ta không nên phân biệt lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không, quốc gia/dân tộc/tôn giáo/chế độ chính trị/đảng phái... trong việc nhìn nhận những thứ mang “Cái chung” toàn hành tinh (như: đất đai, nguồn nước, biển, trời, khoảng sản,..., chúa/phật,..., kiến thức...); những thứ “Cái chung” toàn cầu này nên được mọi người cùng nhau bàn thảo thống nhất điều hành, phân chia khai thác, sử dụng, bồi đắp,.. (dựa trên những kiến thức về thiên văn, địa lý, khoa học-kỹ thuật... mà loài người hiểu biết được) tương đối hài hòa chung toàn nhân loại, để đem lại sự an hòa/hòa bình. Vai trò của đội ngũ lãnh đạo quản lý như chúng ta trong tương lai sắp tới (trong một mô hình kiến trúc mạng lưới xã hội mới) được nhân dân bầu ra nên là để điều hành các hoạt động chung nhằm mang đến cho xã hội toàn cầu tương đối hài hòa, phát triển; để cái hóa/dẹp trừ cái tà ác, đảm bảo tương đối công bình cho cái thiện lành sinh sôi nảy nở; mang đến niềm an vui hạnh phúc tương đối cho toàn nhân loại; không nên khủng hoảng, bá chủ/bá quyền/... lộn xộn như bây giờ. - Trừng phạt về điều này thứ kia nên tạm dừng lại, chỉ tiếp tục nếu cả hai bên N & U sau khi khuyên giải/chỉ rõ đúng sai/chỉ rõ hướng giải quyết thiện lành mới (mang tính toàn thể nhân loại) mà hai bên còn cố tình ngoan cố tiếp diễn cuộc chiến; khi đó, cách một là hãy để tự hai bên hủy hoại nhau (bên thắng-bên thua) hoặc cách hai là Liên hiệp quốc tập hợp đa phần các lực lượng vũ trang (quân lực, khí tài, vật lực) ở những quốc gia tiến bộ, cân nhắc về thực lực đủ mạnh, lúc đó đánh cho bên ngoan cố một trận tơi bời, buộc bên ngoan cố phải dừng lại (đều này là bất đắc dĩ). Cái sĩ diện của loài người (đặc biệt là của những người/quốc gia/dân tộc/... coi mình là to lớn) nó kinh khủng lắm, quí vị có rũ bỏ được nó đi không? Vì điều tốt đẹp, vì tình yêu thương, quí vị có giám cúi mình - 18 - xuống cầu xin hai bên ngừng chiến. Nếu 02 bên cố chấp, quí vị bắt buộc phải bảo rằng, chúng tôi đã chỉ ra hướng tốt đẹp rồi đó. Vâng chúng tôi đồng ý rằng quá khứ, bên này bên kia có những điều đúng sai như vậy; nhưng bây giờ chúng ta có hướng mới, tốt đẹp hơn rồi. Nó như thế này này, cái chung và cái riêng, thiện lành chung toàn cầu là lối thoát. Nếu cứ đánh đấm nữa thì đau thương tang tóc khổ lắm. Nếu các anh không chịu dừng, bắt buộc chúng tôi phải tham chiến và cả hai bên, cả chúng tôi cũng sứt đầu mẻ trán, nên hồi tâm chuyển ý đi.... (nghe có vẻ giống khuyên giải trong cuộc chiến tranh giành của trẻ con lắm). Hòa bình trong tương lai: - Có nhiều thứ mà nhân loại cần nhìn nhận tương đối chân thực lại, theo chiều hướng tương đối mới. Chẳng hạn như: Nếu chúng ta đều đồng ý quy luật Tương tác chuyển đúng trên hành tinh này, vũ trụ này, tức là mọi thứ luôn vận động tương tác với nhau, cái này tác động ít/nhiều, nhanh/chậm, trực tiếp/gián tiếp đến cái kia; với hoạt động có ý thức của loài người, cho nên, trong hành tinh này thì con người có sự hoạt động tương tác chuyển rất mạnh, mọi người đều tương tác chuyển qua lại lẫn nhau, loài người tương tác chuyển đến thế giới tự nhiên, đến loài vật,... Cho nên chúng ta cần quan tâm đến từng tế bào/mỗi cá nhân trên hành tinh này, việc ăn uống, học tập, cải tạo môi trường sống, tu tập, rèn luyện... bệnh tật, khỏe mạnh, năng lượng từ xung quanh, từ vũ trụ, từ các hành tinh chiếu vào trái đất/hút từ trái đất đi,... ít/nhiều, nhanh/chậm, trực tiếp/gián tiếp, vô hình/hữu hình đều có tác động ít/nhiều, trực tiếp/gián tiếp, nhanh/chậm đến 1 con người, 1 người cũng có thể tác động đến xã hội nhanh/chậm, ít/nhiều,... Còn nếu cứ vận hành theo những lề lối cũ, hiện tại thì sẽ có thể có những kết cục gì? Vì sao? Để hướng đến mục đích thế giới đại đồng, tốt đẹp tương đối chung toàn nhân loại, vươn mình ra xa ngoài vũ trụ. Kết cục đó có thể tốt đẹp ra sao? Dựa trên cơ sở gì? Và chúng ta nên chuyển biến dần dần như thế nào? Từ ăn uống ntn, nên nuôi dạy con trẻ ra sao, cá nhân/tập thể/quốc gia/dân tộc/tôn giáo thế giới nên xoay chuyển ntn ... Tại sao nên như thế? Hãy giải quyết từ trên xuống đưới/từ dưới lên trên, từ tầm toàn cầu, đến quốc gia, đến nhóm/tổ chức/dòng tộc/gia đình.... nên dần dần tháo gỡ... Nó sẽ không thể tốt đẹp ngay một sớm một chiều, mà là một quá trình. Lũ trẻ sinh ra ở thế hệ sau sẽ được hiểu biết chân thực, được chỉ rõ điều gì là tương đối tốt đẹp, là xấu xa, đặc biệt là sự tranh giành, đố kỵ, .... Quá trình sinh ra (tiềm thức, di truyền,...), ăn uống, môi trường sống, học tập, tu dưỡng/rèn luyện, ... đều ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 con người, hành xử của một con người. Cần .... (những yếu tố hữu hình và vô hình, tương tác chuyển trong/ngoài nhau và đều ảnh hưởng đến 1 con người, loài sinh động vật, toàn thể vũ trụ), Sự tốt đẹp sẽ đến với hành tinh này. Những con người trên hành tinh này, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính, địa điểm cư trú, ... đạt được đến một mức độ hiểu biết sâu-rộng cơ bản chung tương đối đồng đều nhau; cùng hòa đồng về tiếng nói, ngôn ngữ; cùng đồng thuận chung: Vượt lên trên tất cả các quyền: Quyền được sống/tồn tại, được cư trú, được đi lại/di chuyển, được học tập, được làm việc và thụ hưởng của con người là cao quý nhất; trách nhiệm đầu tiên của con người là: Trân quý (trân trọng & yêu quý) quyền con người (trân quý chính mình và người khác trên hành tinh này); vai trò của con người là: sống chung, dần tìm hiểu nắm bắt các quy luật của tự nhiên, hoạt động cải hóa, điều hòa cùng tự nhiên để hành tinh này trở nên tốt đẹp; đều thống nhất chung: những ai vi phạm quyền con người, tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu hình phạt thích đáng (từ tách biệt riêng, tạm thời bị tước đoạt đi một số quyền con người để cải hóa/giáo dưỡng lại cho đến phải bị diệt trừ). Việc tổ chức, hoạt động, điều hành và các hệ thống luật khi đó đều chiếu soi về việc đảm bảo quyền, vai trò, trách nhiệm của con người được thực thi một cách anh minh nhất (chân thực nhất). Khi đó sẽ như thế nào?.... Nhân loại tiến bộ sẽ: Phân định tương đối sáng rõ thiện & ác; hành thiện; cải hóa cái ác/diệt trừ cái ác. Cái ác đầu tiên mà con người cần cải hóa/khắc chế tối đa/diệt trừ đó là cái ác xâm hại quyền con người. Khi nhân loại cải hóa/khắc chế tối đa/diệt trừ được cái ác xâm hại quyền con người thì lúc đó nhân sẽ hòa, ... thế giới sẽ dần trở nên rực rỡ, thiên đường ở hành tinh này sẽ là sự thực. Nhân loại tiến bộ sẽ hiểu được: Dù cho theo vô thần hay hữu thần, chúng ta đều nhận ra những biểu hiện bộc lộ bản chất tự nhiên của con người không thể chối cãi đó là chiếm hữu, dâm dục, mong hưởng thụ mà không cần làm/ít làm – (không thể phủ nhận đây là bản chất tương đồng với loài cầm thú) – Chiếm - 19 - hữu/tranh giành cá nhân để để sinh tồn, chiếm hữu/tranh giành để được coi là mạnh trên thiên hạ – Đây là khởi nguyên của mọi đảo điên xã hội đã qua. Liệu có thể cải hóa/khắc chế/tiêu trừ những điều đó được không? Làm sao để khắc chế/tiêu trừ/cải hóa được? – Khắc chế/tiêu trừ/cải hóa được nhân gian sẽ thành tiên, thành phật, thánh thần (theo hữu thần) hay người tiến bộ (theo vô thần) ở khắp mọi nơi. Loài người nên tu tập ra sao? Nên ăn uống như thế nào? Thờ phụng, yêu thương, ghen ghét, ...? Con người dần hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, đúc kết lại và vận hành/khắc chế theo các quy luật của tự nhiên. - Những hoạt động như: nơi ăn trốn ở, sản xuất, tiêu dùng, ... điều hành đi lại, khai thác tài nguyên thiên nhiên, .... đều được tổ chức thống nhất điều hành toàn cầu, không còn chuyện bá quyền, độc quyền, bá chủ một vùng riêng biệt, .. tài nguyên – thiên nhiên – con người – sinh động vật trên hành tinh này do toàn thể nhân loại điều hòa, điều hành, kiểm soát chứ không chiếm hữu riêng được cho một ai, một nhóm, một quốc gia, dân tộc nào nữa. Tính phân cấp, phân chia điều hòa, ... trên nguyên tắc đồng thuận chung là yếu tố quyết định. ... Để làm được điều này nhân loại tiến bộ nói chung phải đạt được tương đối cùng một mức độ hiểu biết chung cơ bản đồng đều nhau – Một hệ thống tri thức toàn cầu chân thực sẽ được xây dựng (trên nền tảng công nghệ, mọi người đều có quyền tiếp cận, học tập và phát triển), kho tàng tri thức chung là quan trọng bậc nhất của nhân loại – bức tranh toàn cảnh/bộ dữ liệu học toàn cảnh của hành tinh này nằm ở kho tàng này – Kho tàng chân thực, công khai, không dấu diếm, ... Tổ chức điều hành sẽ được tổ chức thành mạng lưới phủ khắp toàn cầu, kết nối liên thông, trực tiếp nhau, sẵn sàng loại bỏ/thay thế khi 1 điểm kết nối bị lỗi hỏng. Chẳng có chuyện bí mật quốc gia, dân tộc, ... Mỗi con người/gia đình là một cấu trúc tế bào/tổ hợp thiêng liêng của tinh cầu (mỗi người giống như một tế bào hồng cầu di luân chuyển trong cơ thế) Các kho lương thực, thực phẩm được tổ chức thành mạng lưới toàn cầu, ứng kịp mọi tình huống diễn biến. Cơ sở để hình thành thời kỳ này: + Vấn đề lương thực, thực phẩm, nước hoàn toàn có thế sắp xếp bố trí, sản xuất... đủ phân tương đối đều cho nhu cầu khắp hành tinh. Mức độ dinh dưỡng hợp lý.. đáp ứng (không dinh dưỡng dư thừa, lãng phí). + Vẫn có những cấu thành riêng, nhưng những vấn đề lớn thì phải là điều hành chung của toàn nhân loại => Chung, riêng; phân cấp, phân loại chung, riêng cần rõ ràng. => Phải xây dựng được 1 bộ thỏa thuận (đồng thuận) tối cao giữa con người với nhau: Ứng xử, đối đãi, hành xử. => Phải xây dựng được 1 bộ đồng thuận nhân loại tối cao: giữa con người với cầm thú, giữa con người với tự nhiên. Giáo dục con người sẽ gồm: Thức ăn, uống; các bộ thỏa thuận, đồng thuận này, kiến thức. (Vai trò giáo viên: Chỉ dẫn dẫn dắt, trải nghiệm thực hành, giúp học sinh hiểu nhanh, sâu sắc hơn về kiến thức quá khứ và gợi mở cho tương lai). - Con người tiến bộ có một mục đích chung tốt đẹp để cùng hướng tới. - Con người sẽ sống nhân ái, hài hòa với nhau, sẽ không còn chiến tranh giữa những con người tiến bộ, những con người tốt đẹp, thiện lương sẽ phát triển mạnh mẽ và kiểm soát/kiềm chế, tác động, loại bỏ những con người xấu xa, ác độc. - Vũ khí sẽ không dùng để chiến tranh loài người mà sẽ được dùng để loại bỏ tội ác và vươn mình ra vũ trụ. - Phân cực rõ người tốt đẹp và xấu xa. Tư tưởng lấn chiếm, áp đảo giữa người – người tốt đẹp (giữa gia đình này, gia đình kia, vùng này vùng kia, quốc gia này quốc gia kia, khối này khối kia sẽ bị loại bỏ). Liên Hiệp Quốc sẽ được tổ chức lại và thực sự trở thành tổ chức chung của thế giới, sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò của mình đối với tất cả các vấn đề trên thế giới. - Mọi ngôn ngữ đều thông hiểu với nhau, một người sẽ hiểu được ngôn ngữ mọi người khác thông qua bộ máy chuyển đổi ngôn ngữ nhanh nhạy. - Tri thức sẽ lan tỏa nhanh đến khắp mọi nơi trên trái đất. - Con người sống hài hòa với tự nhiên - 20 - - Các loại mánh khóe, chiêu trò, ... để kiếm lợi cá nhân, thu về lợi nhuận ... là những cái xấu xa sẽ được loại bỏ. - Vậy làm sao kích thích được sự sáng tạo, đổi mới, ... Người làm nhiều, làm ít, người biết nhiều, biết ít, ... cống hiến nhiều, ít,.... phân định ra sao? Những người có thông minh đặc biệt, ... như thế nào? - Con người sẽ trú trọng nhiều về di chuyển nhanh, an toàn, sinh mệnh được quý trọng, khoa học – kỹ thuật-công nghệ phát triển mạnh mẽ, vấn đề chăm sóc sức khỏe-y tế chuyển biến rất nhiều, ... khám phá vũ trụ vượt lên xa. - Lương thực, thực phẩm,... được sản xuất, điều hành chân thực, điều hòa. Không có chuyện nạn đói biệt lập quốc gia, ... - Mạng lưới điều hành toàn cầu-rộng khắp, nhưng có tác dụng tức thì dựa trên nguồn thông tin chân thực, live. - Mạng lưới truyền thông (viễn thông, vệ tinh viễn thông được ưu tiên) chân thực, đội ngũ truyền thông chân thực là ưu tiên đầu tiên. Bất kỳ ai khi bị phát hiện truyền tin sai lệch sẽ bị tạm dừng ngay thay thế bởi người khác. Có bộ phận kiểm soát. - Tổ chức điều hành đại diện cho nhân loại tiến bộ được chọn lựa chân thực, theo tiêu chuẩn chung toàn cầu, phân bổ điều hành công bằng, chân chính... Được hưởng quyền rõ ràng, mạch lạc; Bị dừng, bị loại bỏ, bị cải hóa, bị diệt trừ khi tha hóa... (quy luật không bất biến của tự nhiên- Theo không thời gian mọi thứ đều biến chuyển). - Tính quốc gia, dân tộc, tôn giáo, ... sẽ bị phai mờ dần – Thay vào đó là tính toàn cầu hóa. - Tính chân thực (về truyền tin, ...) và khắc chế được cái ác/tính cầm thú là 2 điều chính lõi của nhân hòa. - Các siêu máy tính dùng để mô phỏng, dựng các kịch bản mô phỏng thiên nhiên, ... quá trình vận động của tự nhiên sẽ được đại khai mở rộng. - Các con đường đi xuyên trong lòng đại dương/dưới mặt nước, đeo kính vào tự đọc được các ngôn ngữ các nơi, đeo tai vào nghe được ngôn ngữ các nơi, các phương tiện gia công trên vật liệu mới an toàn khi va chạm, các thiết bị chứa nguyên liệu/nhiên liệu được bao bọc an toàn, nguyên/nhiên liệu kết tinh bền chặt hơn/sử dụng lâu hơn, ... bộ nhớ máy móc trợ giúp con người. - Nhà có cấu trúc, hình thể khác nhau phù hợp từng vùng địa hình, khí hậu, thời tiết... điều hòa cùng khí hậu thời tiết. Con người, ăn, ở, vui chơi, chữa trị bệnh tât, ... cũng dần thay đổi thích nghi cùng tự nhiên... Vv... Tương lai, đầu óc, trí tuệ của chúng ta, ..., kiến thức (khoa học, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, ...) của nhân loại,... cũng nên gọn gàng, sắp xếp thứ tự theo không thời gian thì học và hành sẽ nhanh, thuận tiện... Trong tương lai, loài người sẽ văn minh tiến bộ bậc cao, sẽ hài hòa thế giới, sẽ vươn mình xa ra ngoài vũ trụ, ... Những người đang có thực lực về kinh tế, về điều kiện sống, tiền tài, của nả, bề thế, quyền lực, cất dấu bí quyết/kiến thức,... nên biết đủ, biết vừa... san sẻ góp phần hài hòa lại xã hội. Đừng nên cố gắng vơ vét, tích trữ làm gì, đùng một cái tai nạn, kẻ khác dập dình/an nhiên tự tại làm sao được, đau ốm, bệnh tật..., chết rồi quí vị đem theo được không. Nên hướng đến an lạc trong thâm tâm, hãy góp phần cho sự hiểu biết chung toàn nhân loại đạt đến tương đối đồng đều nhau, cùng giúp đỡ nhau đi. Thế giới tốt đẹp, xung quanh quí vị tốt đẹp, quí vị được thanh thản, bình an, không phải lo sợ, nhà nhà yên vui hạnh phúc,... Xung quanh quí vị loạn xạ, quí vị khó tránh khỏi tai ương... Vì Quy luật Tương tác chuyển là có thật, đang hiện hữu vận hành trên hành tinh này, vũ trụ này. Không gì là mãi mãi, nên chuyển xoay đồng thuận theo chiều hướng tốt đẹp chung toàn nhân loại. - Những người thiện lành nên làm gì? Có thể việc để tiến đến được một thế giới hòa bình, nhân loại sẽ phải trải qua một đoạn đau thương, thậm chí rất tồi tệ nữa. Những người có tâm thiện lành trên hành tinh này (không phân biệt mầu da, sắc tộc, tôn giáo,...) có thể phải có một đoạn đường nữa phải đối chọi/thậm chí phải chiến đấu ác liệt (máu và nước mắt) với những người tai ác mang dã tâm chiếm hữu/bá chủ/bá quyền... đang còn hiện hữu rất nhiều trên hành tinh này. Quí vị nên chuẩn bị sẵn sàng cho sự hiểu biết sâu rộng (về kiến thức) để có lý luận sắc bén, tu dưỡng, rèn luyện về thể chất, khí chất... tìm cách nối - 21 - kết với nhau, hình thành lực lượng thiện lành toàn cầu mạnh mẽ để thực hiện điều tốt lành chung cho xã hội tương lai và cũng chính là thực hiện những điều tốt đẹp cho chính quí vị/cho gia đình quí vị/cho các thế hệ về sau. Vâng, kính thưa quí vị! Tóm lại, bản chia sẻ này có mấy điều chính như sau: - Vấn đề tranh giành/đe dọa tranh giành và nỗi lo sợ tranh giành (xuất phát từ sự mong muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thể loài người) khiến thế giới này điên đảo; xung đột bạo lực, chiến tranh cũng từ đó mà ra. Tranh giành và lo sợ sự tranh giành của loài người nảy sinh từ cả trong bản năng/bản tính/tiềm thức lẫn cả ý thức của những chủ thể (cá nhân/nhóm người/quốc gia/dân tộc/tôn giáo/...), mục đích là để thỏa mãn hoặc giải quyết hoặc cả hai về những nhu cầu hữu hình (nhìn/trạm/sờ thấy) hoặc vô hình (nghe/cảm giác/cảm nhận/hình dung ra/mơ thấy) hoặc cả hai của những chủ thể. - Quy luật của tự nhiên “Đấu tranh sinh tồn” đã phủ khắp hành tinh này từ xa xưa cho đến bây giờ. Bài hát “Một đời người một rừng cây” (ns. Trần Long Ẩn) có vẻ cũng muốn nói với chúng ta về quy luật tự nhiên này.... Tuy nhiên, ở giai đoạn loài người tiến bộ hơn, khi mà hoạt động có ý thức của loài người tác động đến nhiều điều/thứ/yếu tố/... trên hành tinh này, đặc biệt là về mặt xã hội thì quy luật tự nhiên này không nên đúng cho loài người nữa. Vì sao? Quí vị biết đấy, chẳng hạn đơn giản như việc trồng cây ăn trái trong một khu vườn, với hoạt động có nhận thức của loài người, người ta biết cách chọn vùng đất/địa đất phù hợp (nguồn dinh dưỡng), bố trí tương đối đủ khoảng cách trồng cho các cây sinh trưởng (nhu cầu về gió, ánh sáng quang hợp mặt trời-tránh cây nọ chiếm hết ánh sáng, che hết gió của cây kia), tưới tiêu (cung cấp nước), bón phân hợp lý (cung cấp thêm dưỡng chất), tỉa cành, bắt sâu,... tương đối điều hòa cho các cây trồng trong khu vườn, khi đó người ta có thể có được một vườn cây sinh trưởng tương đối đều đặn, đơm hoa kết trái. Như vậy, với sự tác động có ý thức của con người, vấn đề sinh trưởng và cho kết quả của các loài cây trong khu vườn đã khác (nếu để theo quy luật tự nhiên thì có cây sẽ cạnh tranh vươn lên, to lớn chiếm hết ánh sáng của cây khác, hút hết dưỡng chất của vùng đất, ... một hoặc nhiều cây khác sẽ bị còi cọc, thậm chí bị chết do không đủ nguồn lực để tồn tại). Đối với xã hội loài người cũng vậy, việc vận dụng sự hiểu biết của loài người (có ý thức/nhận thức) để xây dựng sao cho xã hội loài người tương đối hài hòa là điều nên làm, nó cũng chính là đem hòa bình đến cho toàn nhân loại. Chẳng hạn: Chúng ta nhìn nhận ra rằng: Nhu cầu của một đời người thông thường là được sống/tồn tại, cư trú, đi lại/di chuyển, học tập (kiến thức toàn cầu), tín ngưỡng & tôn giáo, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc khi còn bé/lúc về già/khi ốm đau bệnh tật, duy trì nòi giống, làm việc và thụ hưởng theo công quả; bị trừng phạt theo mức độ họa hại gân nên; Nếu đội ngũ điều hành xã hội đảm bảo điều hành được tương đối hài hòa những nhu cầu tối thiểu đó cho mỗi người/mỗi gia đình trên toàn hành tinh này thì xã hội sẽ tương đối hài hòa, hòa bình cho toàn nhân loại sẽ đến (quy luật “đấu tranh sinh tồn”, “luật rừng”/”mạnh được, yếu thua” dùng để hành xử/tranh giành với nhau sẽ tối giản). - Quy luật “Tương Tác Chuyển” trong tự nhiên cho chúng ta biết được rằng các sự vật, hiện tượng luôn luôn chuyển biến (hợp-tan, tan-hợp) nhanh/chậm và có tính tác động qua lại ít/nhiều trực tiếp/gián tiếp lẫn nhau. Quy luật này nếu cứ diễn ra theo cách tự nhiên thì hành tinh này đã, đang và sẽ còn tiếp tục lộn xộn, bất an bình. Nhưng nếu quy luật này có sự nhìn nhận và tương tác (cả về mặt vô hình và hữu hình) có chủ đích tốt đẹp/xấu xa của loài người thì nhiều sự vật, hiện tượng trong không thời gian cụ thể sẽ chuyển biến theo hướng tốt đẹp/xấu xa mà chủ đích loài người đưa ra. Do đó, thế giới này muốn đạt đến (hợp thành) hòa bình, ổn định, phồn thịnh, phát triển thì nhân loại cần nhìn nhận và có những tương tác để giải quyết/phân rã/làm tan rã được những yếu tố xấu xa/bất an bình (hóa giải vấn đề lộn xộn hiện tại); đồng thời định hướng để những sự vật hiện tượng dần chuyển biến theo hướng tốp đẹp, hòa bình (thống nhất một mô hình vận hành xã hội kiểu mới mang tính toàn cầu trong tương lai). - Vấn đề gây bất an bình lớn đối với nhân loại đó là sự tranh giành/đe dọa tranh giành và nỗi lo sợ sự tranh giành (đây cũng chính là bản chất của xung đột bạo lực, chiến tranh). Muốn giải quyết vấn đề tranh giành/đe dọa tranh giành và nỗi lo sợ về tranh giành của loài người, chúng ta nên nhìn nhận sâu rộng vào vấn đề bản năng/bản tính/tiềm thức và ý thức (tâm lý) và sinh lý của con người; hình thành môi trường sống, cung cấp điều kiện cơ bản và tương tác theo hướng thiện lành tốt đẹp vào cả tâm và sinh lý của con người (từ lúc hình thành và trong quá trình tồn tại của cá thể/quần thể). - Vấn đề “cái chung, cái riêng; phân cấp cái chung, cái riêng” trên hành tinh này nên được loài người cùng nhau xem xét, bàn thảo, thống nhất. Cái chung toàn cầu (như: đất đai, nguồn nước, biển trời,... kiến thức,...) nên được nhân loại bàn thảo, thống nhất cùng nhau để chia sẻ, khai thác, sử dụng, bồi đắp,... - 22 - không nên tranh chiếm làm sở hữu riêng; cái riêng nên được ưu tiên trân trọng, bảo vệ và điều hành tương đối hài hòa đó là: ước nguyện thiêng liêng bình dị của những con người bình thường (như: được sống/tồn tại, cư trú, đi lại/di chuyển, học tập, tín ngưỡng & tôn giáo, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc khi còn bé/lúc về già/khi ốm đau bệnh tật, duy trì nòi giống, làm việc và thụ hưởng theo công quả; bị trừng phạt theo mức độ họa hại gây nên. - Những người thiện lành trên hành tinh này nên tích cực học tập, làm việc, tu hành để có được những hiểu biết sâu rộng và năng lượng sống tốt, chuẩn bị thật tốt cả về thể chất và tinh thần; tìm cách liên lạc, kết nối với nhau, có thể phải tập hợp lại cùng nhau để cùng nhau đem những điều tốt lành đến khắp hành tinh này. Trên đây là một chút suy nghĩ ngây ngô từ một người xin được chia sẻ đến quí vị. Những ai đó biết về ngôn ngữ Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, ... làm ơn dịch bản chia sẻ ngây ngô nhỏ nhoi này sang các ngôn ngữ đó và chia sẻ đến các vị lãnh đạo Liên hiệp quốc, lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, chia sẻ cho những người khác dùm. Xin được cúi lạy trước toàn thể quí vị, cúi mình trước toàn thể những người được coi là cao quí, tai to mặt lớn, đang có quyền hành chức sắc, đang điều phối, điều hành, chi phối trên thế giới này; cầu mong cho sự sáng suốt đến với quí vị; mong cho quí vị sớm nhìn nhận ra, cảm nhận được những hướng tốt đẹp để đem bình yên, niềm vui an hòa đến từng người, từng gia đình và đến toàn nhân loại hành tinh này! Trân trọng cảm ơn. Cầu mong cho tình yêu thương, sự chân thật/chân tình/chân thành, sự hiểu biết và sáng suốt, những điều thiện lành lan tỏa khắp hành tinh này. Wishing everyone good health with love and comprehension, peace and happiness to our world. Hanoi, VN . 06-29/04/2022 - 23 -
Enter the password to open this PDF file:
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-